Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Cao Bằng

Giá liên hệ

Xem giá trực tuyến

Điểm đón khách
Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ Thuê xe 7 chỗ Innova đời mới Thuê xe 7 chỗ Fortuner đời mới Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Cao Bằng

Kinh nghiệm du lịch phượt Cao Bằng

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Cao Bằng
Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

1. Những điều cần lưu ý khi đến Cao Bằng

– Các cung đường lên Cao Bằng chủ yếu là đường đèo, lượng lưu thông lớn nên Bạn phải đi cẩn thận, mang quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm chắc chắn và tuân thủ luật giao thông. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo xăng, dụng cụ sửa xe.
– Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân vì Cao Bằng là khu vực biên giới.
– Khi thăm quan hang Pắc Pó hãy chú ý cẩn thận và biển chỉ dẫn những con suối ngầm nguy hiểm.
– Nếu có thời gian Bạn nên tham quan Thác Bản Giốc trong tuần. Cuối tuần là thời gian cao điểm Khách du lịch khá đông đặc biệt là Khách Trung Quốc phía bên kia biên giới.Số điện thoại đường dây nóng: 026.3852.439.

2. Nên đi Cao Bằng vào thời gian nào

Khí hậu ở thác Bản Giốc được chia thành 2 mùa mưa và màu khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Đây là thời điểm thác Bản Giốc hùng vĩ nhất, thác tuôn nước ồ ạt, bọt tung trắng xóa. Tốt nhất là bạn nên đi vào tầm tháng 8 – 9 vì thời gian này Thác Bản Giốc đẹp nhất.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, thời điểm này thác Bản Giốc khá yên bình, nước xanh trong vắt kết hợp với mùa lúa chín vàng dưới chân thác tạo nên một khung cảnh lãng mạn.

Bạn cũng có thể đi tầm tháng 11 – 12 để ngắm hoa tam giác mạch và dã quỳ nở rực rỡ trên khắp các cung đường.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế du lịch bụi Cao Bằng vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7) bởi thời tiết rất oi bức và nắng gay gắt. Khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Hơn thế nữa, vào mùa này Thác Bản Giốc không đẹp lắm, nước tuy to nhưng lại hơi đục do thượng nguồn có mưa.

3. Phương tiện đến Cao Bằng

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH

Chuyên cho thuê xe du lịch 4 chỗ, thuê xe 7 chỗ, thuê xe 16 chỗ, thuê xe 29 chỗ và thuê xe 45 chỗ giá rẻ, uy tín, cho thuê xe tháng, cho thuê xe tự lái, cho thuê xe Hoa, cho thuê xe Cưới uy tín hàng đầu tại TpHCM.

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các địa chỉ dưới đây để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: 840 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TpHCM

Email: nguyenthaiphong8989@gmail.com

Điện thoại: 090504 5525 (Zalo/Sms/Call)

 Fanpage: Xe hợp đồng du lịch


Xe đón từ Sân bay về Cao Bằng
Thuê xe đi Cao Bằng


   CÁC TỈNH MIỀN NAM / MIỀN TRUNG
Máy bay từ Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Hà Nội để đến Cao Bằng. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Hà Nội.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hà Nội tại:

   HÀ NỘI
Xe máy từ Hà Nội
Các bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cung đường sau:
Cung đường 1:
Hà Nội qua cầu Thanh Trì đi vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sau đó đi vào địa phận tỉnh Bắc Kạn rồi đi thẳng QL.3 để vào trung tâm Cao Bằng. Với lộ trình này, giao thông cao tốc Hà Nội – Cao Bằng khá thuận tiện, tuy nhiên đường khá vắng và hầu như không có quán xá hay trạm dừng chân nghỉ ngơi cho đến khi đi qua địa phận huyện Phú Lương – Thái Nguyên.

Cung đường 2:
Đi theo quốc lộ 3 cũ: Hà Nội – Tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kan – Cao Bằng. Đặc biệt lưu ý, khi lưu thông qua huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cần phải đi chậm và cẩn thận bởi lượng xe lưu thông ở đây khá lớn, chủ yếu là xe tải và container hạng nặng. Khi qua Bắc Kạn thì các bạn có thể kết hợp thăm quan hồ Ba Bể (nghỉ tại Ba Bể một đêm), từ Hồ Ba Bể đến Thác Bản Giốc là khoảng 240 km.
Tuy nhiên, có 1 lời khuyên cho những phượt thủ nghiệp dư hoặc các bạn lần đầu phượt không nên đi theo lộ trình này, bởi các bạn sẽ phải đi qua 5 cung đèo nguy hiểm (Đèo Giàng, Đèo Gió, Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc, Đèo Tài Sìn Hồ), nếu không có kinh nghiệm rất dễ gặp tai nạn. Nhưng đối với các phượt thủ chuyên nghiệp thì đây lại là cung đường tuyệt vời.

Cung đường 3:
Đi theo QL.1A về Lạng Sơn, rồi rẽ theo QL. 4 qua Đông Khê, Thất Khê đến Cao Bằng. Lộ trình này có khá nhiều đường đèo nhỏ, nguy hiểm và rất nhiều xe vận tải lớn di chuyển. Bạn nên di chuyển chậm và lưu ý những đoạn đường khúc cua.

Xe khách từ Hà Nội
Nếu bạn du lịch Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình – Cao Bằng, và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối, giá vé khoảng 190.000đ – 200.000đ/ người/ vé (tùy từng nhà xe). Thời gian chạy mất khoảng 8 – 9 tiếng.

Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt tiếp xe lên Bản Giốc hoặc Trùng Khánh rồi thuê xe tự lái hoặc xe ôm, taxi đến Bản Giốc. Tùy theo điều kiện về thời gian, các bạn có thể lựa chọn cách đi phù hợp nhất. Các bạn lưu ý khoảng cách từ Cao Bằng – Trùng Khánh: 65km và Trùng Khánh – Bản Giốc: 20km.

Một số hãng xe từ Hà Nội đi Cao Bằng:
– Xe Hải Vân – Điện thoại: Hà Nội (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24. Cao Bằng 01686.24.24.24.
– Xe Hưng Thành – Điện thoại Bến Mỹ Đình: 0972.222.694; Bến Lương Yên:0972.222.694; Bến Cao Bằng: 0989.481.481.
– Xe Khánh Toàn – Điện thoại: 0915.660.062 – 0913.010.062.
– Xe Ngọc Hà – Điện thoại : 0912.577.004 – 0912.455.915.
– Xe Lương Sùng – Điện thoại : 0912.455.915 – 0912.577.044.
– Xe Hiến Lợi – Điện thoại: 026.385.8679 – 026.385.1499 – 0915.046.784 – 0913.256.178.
– Xe Thanh Ly – Điện thoại: 0916.121.888 – 0912.237.252.

4. Khách sạn, nhà nghỉ tại Cao Bằng

– Nhà nghỉ, khách sạn ở Cao bằng tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, nhưng giá phòng lại tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 250.000đ là bạn đã thuê được phòng chất lượng, tiện nghi.
– Bạn nên đặt phòng khách sạn trước khi đến để tránh tình trạng hết phòng hoặc giá dịch vụ tăng cao, nhất là vào mùa cao điểm để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch của bạn.
– Khách sạn , Nhà nghỉ ở Cao Bằng tập trung chủ yếu ở: trung tâm Cao Bằng, Trùng Khánh và Thác Bản Giốc.

Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Cao bằng:

Cao Bang Eco Homestay
Giá tham khảo: 120,000 đ
Free Wifi.


YOUTH Homestay Cao Bang
Giá tham khảo: 110,000 đ
Free Wifi.


Minh Khang Homestay Ban Gioc
Giá tham khảo: 90,000 đ
Free Wifi.


khách sạn max boutique
Giá tham khảo: 517,391 đ
Free Wifi. Bữa Ăn sáng.


Nhà Dân Classique
Giá tham khảo: 128,350 đ
Free Wifi. Bữa Ăn sáng.

5. Phương tiện đi lại tại Cao Bằng

Xe khách từ thành phố Cao Bằng đến các điểm du lịch:
Thành phố Cao Bằng – Khu du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao:
– Xuất phát từ TP Cao Bằng: 6h30, 7h30, 9h30,11h30, 13h30, 15h30.
– Xuất phát từ thác Bản Giốc: 6h15, 8h00, 13h30,14h30.
Điện thoại liên hệ:
+ Thành: 0988.007.846;
+ Luân: 0975.070.377;
+ Hợp: 0979.371.923.

Thành phố Cao Bằng – Khu di tích QG đặc biệt Pác Bó:
Xe Cao Bằng – Hà Quảng: Xuất bến bắt đầu từ 5h30 đến 17h30 hàng ngày, cách 1 giờ một chuyến.
Liên hệ:
+ Xe Hiền Hậu: 0984.505.663;
+ Xe Linh Liễu: 0912.866.210;
+ Xe Thọ Chuyên: 01663.001.666;
+ Xe Đức Lan: 0919.768.303.

Thành phố Cao Bằng đi thị trấn Trà Lĩnh:
– Từ 7h đến 12h: Mỗi tiếng chạy một chuyến;
– Từ 12h đến 17h: Mỗi tiếng chạy một chuyến.

Thành phố Cao Bằng đi thị trấn Nguyên Bình (đi thêm 18km đến Khu di tích QG đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo) Xuất bến: 6h30, 11h30, 13h30, 15h, 17 hàng ngày.
Thành phố Cao Bằng đi thị trấn Tĩnh Túc (Nguyên Bình): Cách khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén 17km. Xuất bến: 9h30, 12h30 và 16h hàng ngày.

Taxi:
Tại Cao Bằng, Bạn có thể thuê taxi để đi tham quan. Từ trung tâm Cao Bằng đi hang Pác Bó khoảng 55km, và đi Thác Bản Giốc khoảng 90km. Số điện thoại taxi tại Cao Bằng:
+ Taxi Hương Sen: 026.382.82.82;
+ Taxi Vĩnh Dung: 026.3755.755;
+ Taxi Đức Ngọc: 026.379.79.79;
+ Taxi Việt Vịnh: 026.3851.851.

Thuê xe ô tô:
Liên hệ: 0978.347.8235.
Thuê xe máy:
Bạn có thể liên hệ 0915.463.212 để thuê xe máy giá 250.000đ/ ngày.

6. Đặc sản Cao Bằng, Ăn gì ở Cao Bằng

Bánh áp chao Cao Bằng

Bánh áp chao Cao Bằng

Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cái lạnh miền rừng núi. Hình thù món ăn thoạt nhìn thì giống như bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.

Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng khi ăn bánh áp chao không chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình cảm yêu thương lẫn nhau như sự hòa quyện của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt.


Bánh khảo Cao Bằng

Bánh khảo Cao Bằng

Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.

Làm bánh khảo đòi hỏi phải thật khéo léo. Khi làm bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể “làm được”, nhưng muốn “ăn ngon” thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo léo cũng chính là người nghệ nhân.


Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Không phải trứng của loại kiến nào cũng có thể ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen (thường được người Tày gọi là tua rày) có thân hình nhỏ, đuôi nhọn mới ăn được. Vì vậy, cứ vào khoảng tháng 4-5, người dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen mang về làm bánh. Bánh trứng kiến đen được làm từ bột nếp và lá non cây vả. Trứng kiến đen rất béo, có hàm lượng protein cao.

Trứng kiến đen không chỉ được chế biến thành bánh trứng kiến mà còn làm xôi trứng kiến, bánh dày hoặc đem phi thơm với hành, ăn cùng với cơm thì rất ngon.
Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy, vị của hành, vị của lá vả. Nhưng không phải ai cũng ăn được nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không hợp.


Bò gác bếp Cao Bằng

Bò gác bếp Cao Bằng

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, tập trung nhiều nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò gác bếp Cao Bằng được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.

Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng có hơi lửa. Hơi lửa, hơi khói giúp cho thịt khô, săn cứng lại. Khoảng mười đến mười lăm ngày là đem xuống dùng được. Khi muốn mang xuống ăn phải ngâm trong nước nóng cho thịt nở ra, rửa sạch rồi thái ra thành từng lát mỏng. Chờ cho chảo nóng rồi đổ dầu vào, tiếp theo phi tỏi cho thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Sau khi những lát thịt đã se se, đổ một ít nước vào om cho thịt mềm. Tỏi thì băm nhuyễn và gừng tươi thái chỉ đổ tất cả vào vào xào chung. Bây giờ thì hãy nêm gia vị cho vừa miệng và bây giờ chúng ta sẽ có đĩa bò gác bếp thơm lừng. Lát thịt bò có màu nâu đỏ, nhìn có vẻ khô nhưng lại rất mềm, hơi dai mà không bị xác, không bở, càng nhai càng thấy bùi.
Vị ngọt của thịt bò, vị cay thơm của gừng hòa quyện cộng với một ly rượu nhỏ nữa khiến cho món ăn trở nên càng tuyệt vời hơn.


Cá chiên sông Gâm Cao Bằng

Cá chiên sông Gâm Cao Bằng

Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.

Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.


Cá trầm hương Cao Bằng

Cá trầm hương Cao Bằng

Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.

Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.


Các món từ ong vò vẽ Cao Bằng

Các món từ ong vò vẽ Cao Bằng

Ong vò vẽ là một loại ong có nọc độc nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm, thế nhưng, ở Cao Bằng, loại ong này đang được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mang đậm dấu ấn và bản sắc dân dã…

Nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ thân tròn, béo mập rất mềm và trắng mọng. Để món ăn được ngon thì phải xào với măng chua, ăn vừa béo, giòn, ngọt, chua, theo mọi người nói có lẽ là món ăn làm từ côn trùng ngon nhất. Ngoài món ong xào măng còn có món ong nấu cháo. Vào mùa thu chính là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong được bắt cả ổ, con lớn thì bán hay ngâm rượu, con nhỏ thì để chế biến món ăn.


Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có ở Cao Bằng. Khách du lịch khi đến đây thường nhớ đến hạt dẻ vì nó là một loại quả thơm ngon nhất mà họ từng được thưởng thức.

Hạt dẻ có vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Có thể đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh. Hạt dẻ xuất hiện vào cuối mùa thu. Khi ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời lạnh bạn sẽ có thể cảm nhận được hương vị của núi rừng và tấm lòng của người chăm sóc cây dẻ.


Miến dong đen Cao Bằng

Miến dong đen Cao Bằng

Từ lâu, người ta đã ví Nguyên Bình (Cao Bằng) là “đất miến”.
Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, giòn, dai, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Bát canh miến Nguyên Bình rất thơm ngon mà có thể không cần thịt, cần xương hầm, không cần tra nhiều gia vị, nhưng hương vị khó có nơi đâu sánh kịp.

Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam nói chung, bao giờ cũng có một bát canh miến. Và đối với người dân Cao Bằng, bát canh miến Nguyên Bình được nấu với thịt gà, kèm các loại mộc nhĩ, nấm hương đã là món ẩm thực truyền thống, nó không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn mang vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên thêm đậm đà, ấm áp đầy tình thương.


Nằm khâu Cao Bằng

Nằm khâu Cao Bằng

Nằm khâu một món đặc sản Cao Bằng là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, đem lại hương vị khó quên. Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất gần gũi với người dân các huyện của tỉnh Cao Bằng.

Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ ngấy, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.


Phở chua Cao Bằng

Phở chua Cao Bằng

Phở chua Cao Bằng không chỉ là đặc sản của miền sơn cước mà còn được liệt vào danh sách những món ăn đặc sản Việt Nam. Là món ăn nguội, phở chua được yêu thích khi ăn vào vào mùa thu và mùa hè.

Phở chua Cao Bằng ngon bởi vì bánh có độ dẻo, kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay và còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay của măng ớt… Ăn vào lúc thời tiết hơi lạnh thì thấy rất ấm áp, mùa nóng lại có cảm giác mát lạnh. Khi ăn hết tô, có vị chua đọng lại nên vẫn cảm thấy thèm ăn thêm. Ăn lần đầu còn lạ miệng, đến lần thứ hai, ba bạn sẽ cảm thấy nghiện hương vị độc đáo của nó.


Rau dạ hiến Cao Bằng

Rau dạ hiến Cao Bằng

Rau dạ hiến hay còn gọi là rau bồ khai, tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên các cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng rất hiếm nơi có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy âm lịch, nếu như có ai vào rừng hái được một nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.

Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản Cao Bằng. Vào dịp mùa xuân và mùa hè, ở những vùng thị xã cũng như ở các nơi khác, hầu như không có bữa tiệc nào là không có món rau dạ hiến được xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Quả thực đây là một món ăn rất ngon dường như chỉ có ở Cao Bằng. Món rau rừng này có hương vị rất lạ lùng, không giống bất kỳ một loại rau nào khác bởi hương vị đặc biệt quyến rũ khó quên.


Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Vịt quay 7 vị là đặc sản ở Cao Bằng. Được gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt.
Sau khi quay xong thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, da vàng màu mật, rộm cánh gián. Thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai. Mỗi khi ăn người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng.

Bên trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt thịt. Đó là do 7 thứ gia vị được lấy từ trong bụng vịt. Nhiều người từng được nếm qua đều đoán rằng trong các thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị như là rễ, lá của cây được mang về từ trên rừng. Do đó, nhiều người muốn học được cách làm vịt quay Cao Bằng nhưng đều không thể có được mùi vị đặc trưng ấy.


Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám Cao Bằng

Mùa thu, khi bạn có dịp vào các bản làng của người Tày bạn sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám.

Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai và còn dùng để chữa ho và còn có tác dụng giải rượu. Trám đen dùng làm món kho, sốt đậu phụ, cá, có vị đậm đà. Nhưng muốn làm xôi trám thì chỉ có trám đen. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thịt rồi sấy sau đó đựng vào lọ để bảo quản.

7. Những địa điểm du lịch tại Cao Bằng

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Địa chỉ Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

TL 211, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao

Cách thác Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ, tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ta phải thán phục.

Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.

Vòm động khép lại rồi lại mở ra, tạo cho người xem một sự thích thú bất ngờ. Nhũ đá mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ…tất cả đan xen tạo thành một mê cung kỳ diệu.

Giá vé Động Ngườm Ngao: 30.000đ/ người lớn và 15.000đ/ trẻ em

Địa chỉ Động Ngườm Ngao

Đường vào động Ngườm Ngao, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km theo tỉnh lộ 205. Quần thể hồ Thang Hen có 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét. Các hồ đều có bờ ngăn riêng, tất cả đều thông nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất. 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trong một thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Những tên hồ được đặt theo tiếng địa phương, như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang Hoi… trong đó, Thang Hen là hồ lớn nhất, rộng khoảng gần 500 m, dài hơn 1.000 m.

Phía đầu nguồn của hồ có hang Thang Hen sâu 200m, rộng khoảng 5 – 6m, cao chừng 5m thông thẳng lên đỉnh núi. Mỗi ngày hồ Thang Hen có 2 đợt thủy triều lên và xuống. Đặc biệt vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 giai đoạn lập thu, trong một đêm, nước hồ Thang Hen bị rút cạn chỉ trong vài ba giờ đồng hồ. Không kể mùa lũ hoặc mùa khô, nước trong hồ Thang Hen quanh năm xanh ngắt. Khu vực hồ Thang Hen có bờ vực đá dựng đứng sâu từ 5m – 30m, trên núi đá có những loại cây gỗ quý hiếm như nghiến cổ thụ có tuổi thọ hằng trăm năm và nhiều giống hoa lan rừng, các loại thực vật đa dạng phong phú. Năm 2001, hồ Thang Hen được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa.

Hiện nay, hồ Thang Hen là điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch. Xung quanh hồ có khu nhà nghỉ, có tổ thuyền chèo đưa khách đi tham quan. Du khách đến đây còn được thưởng thức các món ăn dân tộc từ sản phẩm của hồ như cá rầm xanh om trám, cá anh vũ xào ớt, tôm núi kho me… ngoài ra còn có cháo ngô, rượu ngô, gà đồi, lợn quay, rau bò khai thơm ngon nổi tiếng. Đặc biệt, các làn điệu hát sli, hát then, hát lượn say đắm lòng người.

Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

Địa chỉ Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen, Quốc Toản, Trà Lĩnh, Cao Bằng, Việt Nam

Khu di tích Pác Pó Cao Bằng

Khu di tích Pác Pó Cao Bằng

Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”. Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 – 1945. Đây là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước vào ngày 28/01/1941. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 – 19/5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó.

Những địa danh trong cụm di tích:
– Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
– Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
– Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
– Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
– Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
– Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
– Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
– Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.
– Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
– Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
– Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
– Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
– Pò Đoi – Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.
– Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
– Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).
– Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
– Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.

Địa chỉ Khu di tích Pác Pó Cao Bằng

ĐT203, bản Phia Ruộng, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, Việt Nam

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo phân bố trên địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu di tích là trung tâm hệ thống các di tích lịch sử cách mạng lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt là sự kiện chính trị thành lập Đội Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ) – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Để tiếp tục đưa phong trào đấu tranh cách mạng lên một bước mới, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Đội có 34 chiến sĩ, trong đó có 25 chiến sỹ là con em các dân tộc Cao Bằng.

Địa chỉ Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Nguyên Bình, Cao Bằng

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc

Là thác nước lớn thứ tư trên Thế giới trong số các thác nước đẹp nằm trên biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và là thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Cao Bằng. Thác mang một vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ đến kinh ngạc. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.

Giá vé tham quan thác Bản Giốc: 20.000đ/ người lớn và 10.000đ/ trẻ em.

Địa chỉ Thác Bản Giốc

TL 211, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam


Nguồn: yong.vn