Thuê xe 4 – 7 chỗ đi Sóc Trăng

Giá liên hệ

Xem giá trực tuyến

Điểm đón khách
Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ Thuê xe 7 chỗ Innova đời mới Thuê xe 7 chỗ Fortuner đời mới Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Sóc Trăng

Kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Sóc Trăng
Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Khleang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là “xứ”, “cõi”, Khleang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Khleang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)

1. Những điều cần lưu ý khi đến Sóc Trăng

– Nên mặc quần áo gọn gàng, mang giày dép bệt để tiện di chuyển. Mang theo nón, áo gió, kính vì miền Tây nắng và rất nóng.
– Trường hợp đi du lịch vào mùa mưa Bạn nên mang theo quần áo ít thấm nước, áo mưa, dù, túi chống nước dành riêng cho điện thoại.
– Không chỉ có Sóc Trăng mà tất cả các khu vực khác ở miền Tây, khi đi du lịch, bạn không nên mang theo nhiều tiền mặt. Sóc Trăng là thành thành phố lớn nên sẽ có nhiều đia điểm ATM để bạn rút tiền.

2. Nên đi Sóc Trăng vào thời gian nào

Bạn có thể du lịch Sóc Trăng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra, nếu Bạn muốn hòa mình vào 2 lễ hội Ooc Om Bok và đua ghe ngo của người Khmer, Bạn nên thu xếp để tới đây vào dịp tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).

3. Phương tiện đến Sóc Trăng

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH

Chuyên cho thuê xe du lịch 4 chỗ, thuê xe 7 chỗ, thuê xe 16 chỗ, thuê xe 29 chỗ và thuê xe 45 chỗ giá rẻ, uy tín, cho thuê xe tháng, cho thuê xe tự lái, cho thuê xe Hoa, cho thuê xe Cưới uy tín hàng đầu tại TpHCM.

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các địa chỉ dưới đây để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: 840 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TpHCM

Email: nguyenthaiphong8989@gmail.com

Điện thoại: 090504 5525 (Zalo/Sms/Call)

 Fanpage: Xe hợp đồng du lịch


Xe đón từ Sân bay về Sóc Trăng
Thuê xe đi Sóc Trăng


Từ thành phố Hồ Chí Minh đển Sóc Trăng mất khoảng 4h – 5h. Mua vé tại bến xe Miền Tây.

   CÁC TỈNH MIỀN BẮC / MIỀN TRUNG
Máy bay từ Các tỉnh Miền Bắc / Miền Trung

Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Thành phố Hồ Chí Minh để đến Sóc Trăng. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   HỒ CHÍ MINH
Xe khách từ Hồ Chí Minh
Xe máy từ Hồ Chí Minh
Nếu sử dụng phương tiện cá nhân là xe ô tô riêng hay xe máy đi Sóc Trăng bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.

4. Khách sạn, nhà nghỉ tại Sóc Trăng

Khu vực trung tâm Tp. Sóc Trăng có các tuyến đường: Tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng… bạn có thể tìm thuê khách sạn, nhà nghỉ ở khu vực này để tiện cho việc di chuyển.

Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Sóc Trăng:

Phuong Hue Hotel
Giá tham khảo: 242,424 đ

Hotel Xuan Huynh 3
Giá tham khảo: 300,000 đ
Free Wifi.

Ngoc Lan Hotel
Giá tham khảo: 259,740 đ
Free Wifi.

5. Phương tiện đi lại tại Sóc Trăng

– Taxi: Để thăm quan các địa điểm du lịch tại Sóc Trăng nếu có điều kiện bạn có thể di chuyển bằng taxi với hãng như: taxi Mai Linh, taxi Sóc Trăng.

– Xe máy: Bạn có thể thuê xe một chiếc xe máy với giá dao động từ 120.000đ – 200.000đ/ ngày để di chuyển tới các điểm thăm quan tại Sóc Trăng. Hoặc có thể thuê xe ôm với giá thỏa thuận trước.

– Di chuyển bằng tàu thuyền: Sóc Trăng khá nhiều sông ngòi nên bạn có thể chọn cách di chuyển bằng tàu thuyền. Tùy theo điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn loại tàu thuyền phù hợp.

– Xe buýt: Để tiết kiệm bạn có thể chọn cách di chuyển bằng xe buýt với các tuyến cố định như sau:
– Tuyến 1: TP. Sóc Trăng – Thạnh Trị – Ngã Năm.
– Tuyến 2: TP. Sóc Trăng – Châu Thành – Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
– Tuyến 3: TP. Sóc Trăng – Long Phú.
– Tuyến 4: TP. Sóc Trăng – Mỹ Xuyên – Kinh Ba (Trần Đề).
– Tuyến 5: TP. Sóc Trăng – Kế Sách.
– Tuyến 6: TP. Sóc Trăng – Mỹ Tú.
– Tuyến 7: TP. Sóc Trăng – Vĩnh Châu.
– Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng – Đại Ngãi – An Lạc Thôn.

6. Đặc sản Sóc Trăng, Ăn gì ở Sóc Trăng

Bánh cóng Sóc Trăng

Bánh cóng Sóc Trăng

Đặc sản dân tộc Khmer Sóc Trăng – Với vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột đậu nành, nhân bánh là thịt heo băm, tôm…được trộn lẫn tinh tế và mùi vị thơm ngon thật khác biệt. Từng chiếc bánh vàng ruộm, ăn kèm với nhiều loại rau sống đơn giản trong vùng. Nếu bạn đã từng nếm thử bánh cóng ở các tỉnh miền Tây thì khi về với Sóc Trăng bạn sẽ được cảm nhận vị ngon khác lạ. Vì đây mới chính là quê hương gốc của những chiếc bánh độc đáo này. Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau. Và đây xứng đáng là một món ngon nổi tiếng Sóc Trăng và cũng là một trong những món ăn ngon Việt Nam.

Các địa điểm ăn món Bánh cóng Sóc Trăng

– Bánh Cống Đại Tâm – chợ Đại Tâm, thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

– Bánh Cống Sóc Trăng – 158 Ấp Tân Thọ, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng


 Bánh ống Sóc Trăng

Bánh ống Sóc Trăng

Đây là món ăn đặc sản người Khmer – Món bánh ống được chế biến từ bột gạo xay nhuyễn trộn với lá dứa, nước đường, cốt dừa. Sau đó dồn vào ống tre hoặc ống nhôm và mang hấp cách thủy. Bánh ống tròn, dài thơm mùi lá dứa, dừa nạo. Đây cũng là món ăn vặt Sóc Trăng quen thuộc của nhiều trẻ em ở đây từ xưa. Chính sự độc đáo này mà bánh ống đã được lan rộng ra các tỉnh miền Tây và du nhập vào thành phố Hồ Chí Minh. Bánh ống ăn lúc còn nóng là ngon nhất.

Các địa điểm ăn món Bánh ống Sóc Trăng

– Chợ Sóc Trăng – Chợ Sóc Trăng, Việt Nam

Bánh pía Sóc Trăng

Bánh pía Sóc Trăng

Nhắc đến bánh pía chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến Sóc Trăng. Món ăn này không những nổi tiếng trong nước mà còn lan rộng ra các nước khác. Mang âm hưởng ẩm thực Triều Châu, bánh pía là sự kết hợp hoàn hảo giữa những nguyên liệu quen thuộc của miền Tây và sự tinh tế trong cung cách ẩm thực dân tộc Hoa. Bánh được làm từ bột mì và đường kính, với đa dạng các loại nhân như: sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, lòng đỏ trứng muối… Sau đó mang đi nướng chín. Những chiếc bánh màu vàng ươm, thơm lừng ngây ngất. Chính vì vậy mà bánh pía trở thành món bánh nổi tiếng của Sóc Trăng.

Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng

Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng

Từ lâu thịt bò đã trở thành nguyên liệu chính chế biến của nhiều món ăn như bò kho, bò xào khổ qua, bò nhúng giấm,… đến với vùng đất Sóc Trăng để biết thêm một món bò nướng ngói nổi tiếng với thương hiệu bò nướng ngói Mỹ Xuyên (tên cũ là Bãi Xàu), món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách gần xa.

Ban đầu, bò được nướng trên miếng ngói cong âm-dương bằng đất nung, sau này được thay bằng một miếng kim loại như cái xẻng đào đất trắng sáng cho hợp vệ sinh và dễ lau rửa.

Khi mọi thứ đã có đủ trên bàn, đặt miếng kim loại lên lò than đợi nóng, rưới mỡ lên để thịt lên nướng dùng đủa trở mặt thịt cho chín đều, thịt chín rất nhanh,mềm và ngọt, đừng để thịt bò quá chín sẽ mất ngon và dai. Sau đó, lấy miếng bánh tráng để rau sống khế, chuối chát, dưa leo lên, ít bún và cả miếng thịt bò đang nóngchấm vào chén mắm nêm.

Một cảm giác lạ lạ lan tỏa trong miệng với vị ngọt của thịt, vị cay cay của nước mắm nêm, cùng vị thơm mát của các loài rau sống,….tất cả hòa quyện với nhau tạo thành một hương vị hỗn hợp khá hấp dẫn.

Các địa điểm ăn món Bò nướng ngói Mỹ Xuyên Sóc Trăng

– Quán Mỹ Phượng – 63 Phan Bội Châu, ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.


Bún gỏi dà Sóc Trăng

Bún gỏi dà Sóc Trăng

Nguồn gốc của món gỏi dà được cho là từ món gỏi cuốn, sau đó biến tấu và trở thành món khoái khẩu của dân bản xứ. Nguyên liệu chính để làm món gỏi dà là: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non. Bên cạnh đó nước dùng của bún được chế biến từ xương heo, nước me chua, tương hạt tạo nên một vị rất lạ, độc đáo. Do vậy du khách khi du lịch Sóc Trăng nếm thử qua bún gỏi dà đều khó quên được những hương vị trộn lẫn ấn tượng này. Đây là một trong những món ngon hấp dẫn du khách về Sóc Trăng.

Các địa điểm ăn món Bún gỏi dà Sóc Trăng

– Bún gỏi dà Nguyễn Văn Hữu – 15, Nguyễn Văn Hữu, phường 1, Sóc Trăng, Soc Trang, Việt Nam

– Quán Cô Cưng (chỉ bán buổi sáng) – Phạm Ngũ Lão, Sóc Trăng


Bún nước lèo Sóc Trăng

Bún nước lèo Sóc Trăng

Đây là món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng của Sóc Trăng. Sự đặc biệt của món này chính là nước lèo. Với cách chế biến công phu tỉ mỉ làm cho nước lèo trong vắt, không chút cặn nhưng thơm vị cá lóc đồng, vị ngọt của xương ống và dậy mùi của nhiều gia vị khác. Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…Khi ăn sẽ cho thêm chanh, ớt tươi vào và trộn đều. Các bạn sẽ cảm nhận được hương thơm dịu của cá cùng vị ngon giòn, béo của thịt quay thật hấp dẫn. Vì sự mộc mạc này mà bún nước lèo trở thành món ăn ngon nổi tiếng Sóc Trăng, mà khi du lịch Sóc Trăng ai cũng muốn thưởng thức.

Các địa điểm ăn món Bún nước lèo Sóc Trăng

– Bún Nước Lèo Cá Đồng – 655, Quốc Lộ 1A, Phường 2, tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng
– Bún Nước Lèo Cây Nhãn – Võ Đình Sâm, tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng
– Bún nước lèo Thảo – 205 Phú Lợi, Phường 2, tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng

– Quán Bún Nước Lèo Phương Giang – 25 Nguyễn Trung Trực, 2, Sóc Trăng


Cháo cá lóc rau đắng Sóc Trăng

Cháo cá lóc rau đắng Sóc Trăng

Cá lóc và rau đắng là những nguyên liệu dân dã miền Tây, qua bàn tay của những con người Sóc Trăng đã trở thành món ăn ngon Sóc Trăng hấp dẫn thực khách. Cá lóc được lựa chọn thật kỹ, sau đó luộc chín, bỏ lớp da và tách thịt cá riêng. Cháo được ninh thật kỹ múc ra tô, cho thịt cá rau đắng trộn đều lên. Bạn cũng có thể cho thêm chanh, mắm, tiêu ăn kèm. Vị đắng của rau ban đầu sẽ làm bạn khó chịu nhưng ăn đến miếng thứ hai bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, béo của cá lóc và gạo ninh nhừ. Món ngon này đã được trở thành đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng khi du khách tìm về.

Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu Sóc Trăng

Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu Sóc Trăng

Nói đến món đặc sản hủ tíu thì không thể nhắc đến hủ tíu Mỹ Tho hoặc là hủ tíu Nam vang (xuất xứ từ Campuchia) nổi tiếng từ xưa đến nay, nhưng ít ai biết rằng ở một xứ sở hành tím như Vĩnh Châu cũng có một món đặc sản cũng không thua kém đó là hủ tíu cà ri.

Khoảng thời gian trước đây Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nấu với thịt heo chứ không phải là thịt gà hay thịt dê như thông thường, ngày nay được bà con biến tấu chế biến thêm từ thịt vịt xiêm trưởng thành, về phần nước hủ tíu cà ri Vĩnh Châu có màu vàng của nghệ giống như những món cà ri khác nhưng khi ăn vào có mùi thơm dịu hơn không quá béo ngậy làm người ăn dễ phát ngán và mùi vị không nồng như món cà ri quen thuộc.

Còn về phần bánh hủ tíu, bánh hủ tíu nơi đây cũng nổi tiếng một vùng được làm từ bột gạo, cọng nhỏ, mềm, độ dai vừa phải do chính người dân Vĩnh Châu tự chế biến.

Về phần nước chấm vẫn là múi tiêu vắt thêm vài lát chanh, rau chủ yếu là giá tươi sống, rau thơm, ngò rai, bỏ thêm vài miếng hành tây lát mỏng, hủ tíu cà ri Vĩnh Châu được nêm nếm rất vừa phải phù hợp với khẩu vị của thực khách.

Nhìn vào tô hủ tíu cà ri vàng sánh có khói bốc nghi ngút ngon khó chê vào đâu được, vị béo của nước cốt dừa kết hợp cùng vị ngọt, chua làm cho tình người tình đất Vĩnh Châu quyện chặt với món ăn này.


Mắm cá lóc chiên Sóc Trăng

Mắm cá lóc chiên Sóc Trăng

Đến thăm Ngã Năm, Sóc Trăng, bạn đừng quên thưởng thức món mắm cá lóc chiên đặc sản của địa phương. Món mắm cá lóc chiên Ngã Năm được chế biến từ loại cá lóc đồng, còn sống, được tự tay người dân nơi đây ủ thành mắm với quy trình khá công phu và tỉ mỉ. Từ mắm cá lóc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như mắm lóc ăn sống (xé nhỏ thịt mắm, sơ chế với chanh, tỏi ớt, và nêm ít gia vị là có thể dùng được) hay mắm cá lóc chưng thịt ba rọi, mắm cá lóc chưng tương… Đặc biệt, món ăn hấp dẫn và độc đáo phải kể đến là món mắm cá lóc chiên.

Mắm cá lóc chiên là món dễ chế biến nhưng muốn ngon thì không phải dễ. Trước tiên là cho ít tỏi băm vào chảo mỡ nóng nhẹ, phi tỏi thơm, vàng. Để lửa nhỏ vừa phải, cho mắm cá lóc vào chiên, trở đều. Sau đó cho các gia vị đường, tiêu, bột ngọt và tỏi, ớt sắt lát và một ít nước lọc. Đậy nắp lại, cho lửa nhỏ để mắm thấm đều gia vị, là có thể dùng được. Mắm chiên ngon là khi nước gia vị rút vào thịt mắm, mắm cá lóc chín, ráo, không rả và có màu đỏ xậm sánh với mỡ, trông rất bắt mắt. Mắm cá lóc chiên được ăn kèm với chuối chát, khóm, dưa leo, rau thơm, rau hẹ… dùng với cơm trắng. Sự kết hợp hài hòa của thịt mắm cùng các gia vị và rau rém tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn mà khó nơi nào có được.


Mì Sụa Sóc Trăng

Mì Sụa Sóc Trăng

Món ăn ngon Sóc Trăng có nguồn gốc dân tộc Hoa – Những sợi mì được chế biến từ đậu nành nên cọng mì vàng óng. Sau đó được xào chung với các loại rau, nấm và hải sản hoặc thịt lợn, thịt gà khi ăn kèm thêm nước tương, nước mắm. Mì sụa thường ngọt nên người ta cũng chế biến thành những món ăn lạ khác như chè, cùng với trứng gà luộc rất độc đáo.

7. Những địa điểm du lịch tại Sóc Trăng

Bảo tàng Khmer Sóc Trăng

Bảo tàng Khmer Sóc Trăng

Bảo tàng là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.

Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ… Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer – bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.

Địa chỉ Bảo tàng Khmer Sóc Trăng

Hùng Vương, tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng, Việt Nam


Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Đặt rải rác trên khu vực rộng gần 100ha trong rừng tràm rộng đến 20.000ha, di tích được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối um tùm. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của quân dân Sóc Trăng đã giữ vững trong suốt cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.

Khu di tích có nhà hội trường trước năm 1968 được dựng bằng các loại cây tràm, lá dừa nước. Sau năm 1968, căn cứ tỉnh ủy được xây dựng lại kiên cố hơn. Hội trường được xây cất lớn hơn, khang trang hơn, cột, vì kèo bằng gỗ dầu vuông, mái lợp lá chẻ. Hai bên hội trường là bốn căn hầm nổi, hai căn hầm chìm được đúc bằng bê tông từ năm 1968. Cách hội trường 300m là hai căn hầm bí mật dành cho các đồng chí lãnh đạo. Bên cạnh hội trường là nhà làm việc của Bí thư, hàng trăm lán trại của ban tuyên huấn, dân vận, quân y, an ninh, tỉnh đội, điện đài, bảo vệ…

Hiện nay khu căn cứ tỉnh ủy chỉ còn lại nền hội trường, hồ chứa nước và hai hầm tránh pháo.

Địa chỉ Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng


Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng

Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng

Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây… thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt…

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Địa chỉ Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng

Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng.


Chùa Đất Sét Sóc Trăng

Chùa Đất Sét Sóc Trăng

Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp… được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự. Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác. Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Gia đình họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý.

Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng – người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương… đều bằng đất sét.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.

Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.

Địa chỉ Chùa Đất Sét Sóc Trăng

163A, đường Lương Đình Của, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.


Chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.

Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.

Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.

Địa chỉ Chùa Dơi Sóc Trăng

73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng


Chùa Kh'leang Sóc Trăng

Chùa Kh’leang Sóc Trăng

Chùa Kh’leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ và lợp lá, rồi dần mới xây bằng gạch và lợp ngói, với trang trí, đường nét kiến trúc đẹp. Chùa Kh’leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Chăm.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa.

Mái chùa cũng được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật – Con người – Trời của người Khmer.

Mỗi ngày, chùa Khleang đón rất nhiều đoàn khách đến thăm quan, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Địa chỉ Chùa Kh’leang Sóc Trăng

số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.


Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) Sóc Trăng

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) Sóc Trăng

Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.

Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.

Địa chỉ Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) Sóc Trăng

QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, Việt Nam


Cồn Mỹ Phước Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn.

Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái, làm nơi ăn nghỉ dành cho du khách tham quan. Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan.

Địa chỉ Cồn Mỹ Phước Sóc Trăng

xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng


Khu du lịch Bình An Sóc Trăng

Khu du lịch Bình An Sóc Trăng

Khu du lịch Bình An với diện tích khoảng vài hécta là “bản sao” với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú… Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay… được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

Qua cổng, phía sau sân khấu ta có thể nhìn thấy một trái núi nhân tạo cao khoảng ba bốn chục mét, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn. Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá. Dây leo đeo bám cây cối rậm rịt. Trong lòng quả núi là một khách sạn mini. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô tuýp kiến trúc kết hợp kiểu Nga – Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội…

Khu du lịch Bình An ra đời đã phá tan sự bình lặng vốn có của một thị xã mang đậm dấu ấn văn hoá Khmer ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Địa chỉ Khu du lịch Bình An Sóc Trăng

quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.


Vườn cò Tân Long Sóc Trăng

Vườn cò Tân Long Sóc Trăng

Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười.

Trong vài năm trở lại đây, ông Mười đã đón du khách đến tham quan vườn cò. Tại đây ông dựng một tháp quan sát cao hơn 10 mét để du khách được chiêm ngưỡng cò trong khu vườn có diện tích khoảng 1,5ha của ông.

Cò đang sống ở đây thuộc mấy giống: cò ma, cò ngà, cò quắm, còng cọc… Cùng với cơ hội được quan sát đời sống thực của các chú cò, du khách có dịp nghỉ ngơi thư giãn, cắm trại trong khuôn viên xanh hay thưởng thức nhiều món đặc sản.

Địa chỉ Vườn cò Tân Long Sóc Trăng

xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Nguồn: Yong.vn