Xem giá trực tuyến
Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại Trà Vinh
Kinh nghiệm du lịch phượt Trà Vinh
Trà Vinh là vùng lãnh thổ ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Đặc khu hành chính là thành phố Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200km và cách thành phố Cần Thơ 100km. Thành phố Trà Vinh có quyết định thành lập trên cơ sở thị xã Trà Vinh từ tháng 3 năm 2010.
Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.
Tỉnh Trà Vinh gồm có Thành phố Trà Vinh, Thị xã Duyên Hải và các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải.
1. Những điều cần lưu ý khi đến Trà Vinh
– Nên chuẩn bị những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, dễ vận động. Mang theo đồ bơi nếu bạn có ý định tắm biển.
– Trường hợp đi du lịch vào mùa mưa thì có thể mang theo quần áo ít thấm nước, áo mưa, dù, túi chống nước dành riêng cho điện thoại.
– Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng khi du lịch miền Tây.
– Không chỉ có Trà Vinh mà tất cả các khu vực khác, khi đi du lịch, bạn không nên mang theo nhiều tiền mặt. Trà Vinh củng là thành thành phố lớn nên sẽ có nhiều đia điểm ATM để bạn rút tiền.
2. Nên đi Trà Vinh vào thời gian nào
Nếu muốn tham gia các lễ hội cùng với người dân ở đây, đặc biệt lễ hội Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới, lễ chịu tuổi), lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ đặc sắc với múa Miên và thả đèn trời thì nên đến vào ngày 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13 – 4 dương lịch). Tính theo âm lịch là 12, 13, 14 tháng 3.
3. Phương tiện đến Trà Vinh
DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH
Chuyên cho thuê xe du lịch 4 chỗ, thuê xe 7 chỗ, thuê xe 16 chỗ, thuê xe 29 chỗ và thuê xe 45 chỗ giá rẻ, uy tín, cho thuê xe tháng, cho thuê xe tự lái, cho thuê xe Hoa, cho thuê xe Cưới uy tín hàng đầu tại TpHCM.
Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các địa chỉ dưới đây để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.
Địa chỉ: 840 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TpHCM
Email: nguyenthaiphong8989@gmail.com
Điện thoại: 090504 5525 (Zalo/Sms/Call)
Fanpage: Xe hợp đồng du lịch
Xe đón từ Sân bay về Trà Vinh
Thuê xe đi Trà Vinh
Đi xe khách, bạn có thể đến bến xe miền Tây để thuê xe đi Trà Vinh. Thời gian di chuyển khoảng 3h.
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Thành phố Hồ Chí Minh để đến Trà Vinh. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặt vé máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
HỒ CHÍ MINH
4. Khách sạn, nhà nghỉ tại Trà Vinh
Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Trà Vinh:
Giá tham khảo: 363,636 đ
Free Wifi.
Giá tham khảo: 340,000 đ
Free Wifi.
Giá tham khảo: 919,913 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.
5. Phương tiện đi lại tại Trà Vinh
– Taxi: Taxi Thanh Thủy: 0743.868.686
– Xe máy: là phương tiện thuận tiện nhất để đi lại giữa các điểm tham quan tại Trà Vinh. Bạn có thể thuê xe máy với giá từ 150.000đ – 200.000đ/ ngày và có thể hỏi ngay tại khách sạn mà bạn ở.
– Xe ôm: có mặt khắp mọi nơi, các bác xe ôm ở đây rất nhiệt tình có thể kiêm hướng dẫn viên cho bạn. Nhớ thỏa thuận giá cả trước khi đi bất kì đâu.
6. Đặc sản Trà Vinh, Ăn gì ở Trà Vinh
Bánh canh Bến Có Trà Vinh
Lần đầu ăn đặc sản bánh canh Bến Có nhiều người sẽ thắc mắc “sao cho nhiều thịt thế”. Đây chính là điểm đặc biệt của bánh canh Bến Có, tỷ lệ thịt và bánh phải gần bằng nhau. Nhưng nó không khiến người ăn bị ngán bởi ngoài thịt heo, còn có cật, gan, phèo, tim, bao tử, lưỡi, móng, tai heo… Mỗi loại đều mang vị ngon riêng và tạo sự hòa hợp chung trong món ăn.
Tô bánh canh Bến Có không quá cầu kỳ nhưng nước dùng ninh từ thịt, xương heo và đảm bảo độ trong nên nhìn rõ từng sợi bánh canh trắng nõn, hành hò xanh mướt, tiêu hạt nhuyễn rắc phía trên với vài lát ớt tô điểm cho món ăn đẹp giản dị. Gắp bánh canh, húp miếng nước dùng là nghe bụng dạ xốn xang. Chọn lát thịt mỏng chấm vào chén mắm dằm ớt rồi từ từ tận hưởng vị mắm cá nguyên chất hòa với thịt mềm lại càng đê mê hơn.
Các địa điểm ăn món Bánh canh Bến Có Trà Vinh
– Bánh Canh Bến Có (Ut Hao) – QL53, tt. Châu Thành, Nguyệt Hóa, Việt Nam
Bánh tét cốm dẹp Trà Vinh
Cốm dẹp làm bánh tét trộn với nước cốt dừa trước khi cho vào gói cùng nhân đỗ xanh trộn đường, vani tạo mùi. Người miền Tây gói bánh tét cốm dẹp bằng lá chuối xiêm hoặc lá lùng chứ không dùng lá dong. Và thay vì ninh trong nước, bánh được cho vào nồi hấp cách thủy.
Bánh có lớp ngoài dẻo quyện không kém bánh chưng hay bánh tét ở bất cứ vùng miền nào trên đất nước nhưng còn hương thơm tuyệt vời, ngào ngạt mùi dừa, mùi gạo mới, mùi cốm… thì là độc nhất. Bánh tét cốm dẹp vừa béo vừa ngậy vừa bùi lại ngọt ngọt có thể ăn đến no mà không chán. Đến Trà Vinh, mua chục bánh tét về làm quà là nhất.
Bún nước lèo Trà Vinh
Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng nhất của Trà Vinh. Món ăn này có sự kết hợp giữa các nguyên liệu như mắm bò hóc, thịt heo quay và các loại rau sống. Nước dùng của bún nước lèo có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Nhưng món ăn còn thêm thịt heo quay xắt miếng vừa miệng, bì giòn, thịt mềm. Mỗi miếng bún đều thơm hành phi, thơm rau, thơm thịt lại vừa thanh thanh vị nước lèo, vừa nồng nàn vị mắm hợp với các loại rau. Món ăn này vô cùng phổ biến ở đây, ngay cả quán nhỏ cũng sẽ không làm bạn thất vọng.
Các địa điểm ăn món Bún nước lèo Trà Vinh
Bún suông Trà Vinh
Bún suông là tên gọi của một loại bún ăn với chả tôm. Tôm tươi được đầu bếp ướp mắm, xay nhuyễn cùng hạt tiêu và nặn thành từng “suông” nên mới có tên gọi là bún suông. Nhìn qua từng suông tôm giống như con đuông và có thể để không thả vào nồi nước dùng đang sôi hoặc chiên với dầu ăn trước khi dọn ra tô.
Nước lèo của món bún này cũng khác biệt, không trong mà có màu nâu của me và tương hạt. Bún suông nhìn vừa đẹp mắt, ăn lại ngon chẳng kém bất cứ loại bún ở địa phương nào. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Cháo ám Trà Vinh
Mất khá nhiều công sức để có nồi cháo ám ngon. Cá lóc để nấu cháo phải tươi, mập đem luộc và gỡ từng miếng, bỏ xương rồi xào với hành thơm nức mũi. Trứng cá lóc đánh nhuyễn rồi mới cho vào nồi cháo nấu từ nước luộc cá. Trong món cháo ám còn có cả hành khô, tôm khô, mực khô nướng.
Mùi thơm quyến rũ của tiêu, hành, đậu phộng với cái ngọt thanh của nước, mềm béo trong cá, trứng cá, bùi bùi của mực và tôm kết hợp vị đặm nồng của mắm nêm pha và sự khác biệt khi ăn cùng rau thơm, rau sống thái nhỏ biến cháo ám thành một trong những loại cháo ngon nhất.
Chù ụ Trà Vinh
Chù ụ thuộc họ nhà cua, nhìn hơi xấu xí với thân hình vuông nhỏ. Đây là đặc sản của vùng Ba Động. Không cần nhiều gia vị, bạn có thể thưởng thức chù ụ nướng than. Chù ụ đưa lên lửa sẽ dần chuyển sang màu đỏ, hương thơm ngút ngànhấp dẫn. Khi chín, trộn chúng với ít rau răm, chấm muối ớt hoặc muối tiêu chanh, đảm bảo ngon miệng.
Thịt chù ụ dai mềm và ngọt không kém cua, ghẹ nên còn được hấp bia, rang me. Ngoài ra, người dân cũng hay làm chù ụ kho nghệ, xào hành… Tuy nhiên, vì thân hình nhỏ bé khiêm tốn nên nó không phổ biến và có tiếng như nhiều hải sản khác.
Dừa sáp Cầu Kè Trà Vinh
Đây là loại dừa đặc ruột, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, nước dừa trong veo như sương sa. Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường.
Dừa sáp ăn ngon nhất phải nạo ra làm sinh tố. Phải thêm ít đường, ít sữa, ít đá bào vào thì tuyệt. Theo nhiều du khách đã “kinh” qua thì khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng thì ngọt lịm, còn mũi thì như… nức ra bởi mùi thơm ngào ngạt, beo béo.
Loi choi sả ớt Trà Vinh
Loi choi có thân tròn như chiếc đũa, người ta thường ướp muối phơi dốt dốt rồi chiên sả ớt. Món này vào nhà hàng, gọi thử nhấm nháp với bia, rượu xong thì chẳng muốn gọi món gì nữa. Loi choi sống ở vùng giáp nước giữa mặn và ngọt, thoạt nhìn giống như lịch ở vùng nước ngọt, nhưng không có con nào lớn hơn ngón tay út, chúng dài từ 20 đến 40 cm, thân màu trăng trắng và trong suốt.
Món loi choi còn tươi sống hoặc đã phơi khô mà đem nướng sơ qua lửa than thì không còn gì ngon hơn. Mỡ từ thân của chúng tươm ra thơm phức, cứ để nguyên con đã uốn cong vì mỡ nóng, đưa lên miệng cắn một miếng, vị béo của mỡ loi choi, hương thơm của sả ớt…Món này dùng nhậu với rượu càng thêm ngon.
Mắm bò hóc Trà Vinh
Miền Tây nước quanh năm nên phong phú các loại cá làm nguyên liệu mắm bò hóc, được người Khmer xem như đặc sản đãi khách quý. Từ loại mắm này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon khác. Món nhanh nhất và nguyên chất nhất là mắm sống trộn với chanh, ớt, tỏi thêm chút đường gia giảm độ mặn, tăng thêm quyến rũ cho món ăn.
Mắm bò hóc pha ăn kèm với các loại rau, quả như khế, chuối chát, rau thơm, lá xoài non, đọt cóc hay cải sống, đậu ớt, dưa leo, cà rừng. Vừa gắp miếng rau củ, vừa gạt kèm miếng mắm bò hóc đậm đà ăn cơm ngày mưa là dấu ấn tuổi thơ của nhiều người.
Nước mắm rươi Trà Vinh
Trái quách Trà Vinh
Trái quách ở Trà Vinh nổi tiếng ngon. Người dân ở đây rất tự hào về loại trái cây này không chỉ ở vị thanh ngọt, mát lành mà dường như với họ, hơn nửa thế kỷ qua, trái quách có mặt và trở thành một đặc sản độc đáo, góp phần làm phong phú hơn danh sách trái cây nơi miệt vườn Trà Vinh.
Quách mới rụng xuống (vừa chín tới) tuy đã thơm phưng phức nhưng thường người ta để dăm ba bữa, khi quách đã chín mùi, vỏ mềm mới dùng dao xẻ đôi trái, lấy muỗng múc hết ruột quách cho vào ly, thêm đường đánh tan đều, cho đá đã đập nhỏ vào. Đơn giản thế mà lại có được một ly nước thanh mát giải nhiệt. Những ai lần đầu thưởng thức, sẽ khó chịu đôi chút vì chưa quen mùi thơm, vị lạ đặc trưng của quách nhưng uống rồi đến ly thứ hai, thứ ba thì thèm ngay.
7. Những địa điểm du lịch tại Trà Vinh
Thắng Cảnh Ao Bà Om: Ao bà Om, nằm ở ấp Tà cú, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Trà Vinh được nhiều người biết đến.
Ao Bà Om có hình chữ nhật với chiều dài 500 mét và chiều rộng 300 mét. Mặt ao phẳng lặng, trong xanh, soi bóng những hàng cây cổ thụ bao quanh. Trải qua bao mưa gió, bộ rễ của những cây cổ thụ xung quanh ao lồi lên trên mặt đất và được thiên nhiên tác tạo thành những hình thù lạ mắt.
Xung quanh ao là gò cát cao rợp bóng cây cổ thụ sao, dầu; rất nhiều cây với phần rễ trồi lên mặt đất tạo thành những hình dạng độc đáo. Không khí quanh ao trong lành và mát mẻ. Ðến đây bạn sẽ được nghe những truyền thuyết ly kỳ và hấp dẫn về ao Bà Om. Năm 1994, bộ Văn hóa Thông tin đã quyết định công nhận ao Bà Om là một di tích, danh thắng cấp quốc gia.
Địa chỉ Ao Bà Ôm Trà Vinh
Thuộc địa phận xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km. Biển Ba Động được khai thác từ rất sớm. Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để thường xuyên đến nghỉ và tắm biển. Biển Ba Động đẹp bởi vẫn còn giữ được nét hoang sơ với cát trắng nước trong, không khí trong lành và yên tĩnh.
Nơi đây có những đụn cát “nhấp nhô”, với những hàng phi lao xanh vút và bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn. Nhiều công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động nhưcầu Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim…Đây là một trong những khu du lịch hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Địa chỉ Bãi biển Ba Động Trà Vinh
Khu du lịch biển Ba Động, Trường Long Hòa, Duyên Hải, Trà Vinh, Việt Nam
Người xưa thường có câu: “Đất lành, chim đậu”. Cùng với Chùa Dơi ở Sóc Trăng thì chùa Cò ở Trà Vinh cũng nổi tiếng với sự lưu trú của nhiều loại cò tạo cho chùa có cảnh quan thật hấp dẫn.
Chùa Cò còn có tên gọi khác là chùa Nodol hay Giồng Lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh 40km về phía nam. Chùa được xây dựng năm 1677. Đây là nơi chùa cổ to lớn có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer Trà Vinh, bao gồm cổng chùa. Ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… Khu chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình núi Xôme và những hình tượng quen thộc như tượng thần Riehu, thần 4 mặt Mhabrom, chim thần Kâyno… Chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu…quanh năm tỏa bóng mát.
Địa chỉ Chùa Cò Trà Vinh
ĐT914, h. Trà Cú, Trà Vinh, Việt Nam
Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Từ thị xã Trà Vinh đi 5km theo hướng nam, qua cống ngăn mặn Tầm Phương du khách sẽ đến chùa Hang. Chùa còn có tên là Mồng Rầy (Kamponyixprdle), nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang vì kiến trúc cổng chùa giống cái Hang. Khuôn viên chùa rộng, một nửa diện tích là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, cổng phụ xây dựng vòm cuốn, tường rất dày. Hai bên cổng chính là hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặc áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ.
Vai trò của chùa trong sóc (làng) rất quan trọng, nhà chùa đảm nhiệm phần giáo dục đạo đức và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật. Thanh niên Miên có vài năm tu ở chùa mới kể như thành nhân, một điều kiện để dễ kiếm vợ. Trong khuôn viên chùa có trường học cho trẻ em rất qui mô. Trong chùa còn có khoảng hai chục nhà sàn nhỏ, mỗi nhà chỉ vừa đủ chỗ cho một người, là nơi để đàn ông Miên vào mỗi người một nhà, ở lại cả tháng để cầu nguyện và làm trong sạch linh hồn.
Địa chỉ Chùa Hang Trà Vinh
54, tt. Châu Thành, h. Châu Thành, Trà Vinh, Việt Nam
Nhà cổ Cầu Kè hay nhà Huỳnh Kỳ tọa lạc ở trung tâm thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, cách thành phố Trà Vinh khoảng 30km. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp. Cũng như nhiều ngôi nhà dân dụng khác, nhà cổ Cầu Kè gồm ngôi nhà chính và một số công trình khác như: rào cổng, nhà sau, nhà kho… Ngôi nhà chính có hình chữ nhật theo hướng Bắc Nam, chiều dài 20m, chiều rộng 18m, bó vỉa nền bằng đá xanh ken nhau dạng nền “kim quy”. Nền nhà lót gạch bông với nhiều loại hoa văn khác nhau, mái nhà lợp ngói vẩy cá.
Nhà cổ Cầu Kè là một minh chứng cho lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, là thời kỳ chuyển tiếp giữa kiến trúc truyền thống sang kiến trúc hiện đại và được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Địa chỉ Nhà cổ Cầu Kè Trà Vinh
Nguồn: Yong.vn