Thuê xe 4 – 7 chỗ đi An Giang

Giá liên hệ

Xem giá trực tuyến

Điểm đón khách
Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ Thuê xe 7 chỗ Innova đời mới Thuê xe 7 chỗ Fortuner đời mới Giá thuê xe 4 chỗ đi Cần Giờ | Giá thuê xe 7 chỗ đi Cần Giờ

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại An Giang

Kinh nghiệm du lịch phượt An Giang

Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại An Giang
Địa điểm ăn uống vui chơi tham quan du lịch khách sạn nhà nghỉ phương tiện đi lại An Giang

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.

An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay.

Tháng 7 năm 2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam. Hiện nay, tỉnh lỵ tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên.

1. Những điều cần lưu ý khi đến An Giang

– Miền Tây được đặc trưng bởi khí hậu ôn hòa, mát mẻ, nhiều gió nên khi đến du lịch tại đây Bạn không nên mang theo những loại quần áo mặc giữ ấm như khi du lịch ở các vùng miền lạnh khác mà chỉ nên mang theo những loại quần áo du lịch bình thường.
– Bạn nên mang theo nón, áo khoác, kính mát để tránh nắng.
– Trường hợp đi du lịch vào mùa mưa thì có thể mang theo quần áo ít thấm nước, áo mưa, dù, túi chống nước dành riêng cho điện thoại.
– Không chỉ có Bến Tre mà tất cả các khu vực khác, khi đi du lịch, bạn không nên mang theo nhiều tiền mặt. Bến Tre củng là thành thành phố lớn nên sẽ có nhiều đia điểm ATM để bạn rút tiền.
– Khi đi xe máy Bạn cần Lắp đủ hai gương chiếu hậu vì CSGT miền tây nổi tiếng là xử phạt rất nghiêm minh.

2. Nên đi An Giang vào thời gian nào

Các tỉnh miền tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa, mùa mưa và mùa nắng. Thời tiết khí hậu ở An Giang thích hợp để du khách đến tham quan quanh năm.

– Vào tháng 4 Bạn có thể tham gia tour xem săn cá trên sông Vàm Nao, lễ hội miếu Bà chúa xứ núi Sam.
– Từ tháng 5 đến tháng 10, An Giang thường có mưa nhiều.
– Tháng 8, 9 là mùa nước nổi và có lễ hội đua bò Bảy Núi ở huyện Tri Tôn hoặc huyện Tịnh Biên.
– Từ tháng 8 đến tháng 11 ở đây vào mùa nước nổi. Nếu bạn đi du lịch vào mùa này sẽ cảm nhận rõ nét cuộc sống của người dân miền tây dù nhiều vất vả nhưng cũng có nhiều thi vị và hứng khởi, tuy nhiên bạn cũng phải chú ý cẩn thận nếu như không quen với mưa lũ.
Thời gian còn lại, ở An Giang thường nắng và nóng, nhưng nhiệt độ không quá cao, không cản trở đến việc tham quan du lịch.

3. Phương tiện đến An Giang

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH

Chuyên cho thuê xe du lịch 4 chỗ, thuê xe 7 chỗ, thuê xe 16 chỗ, thuê xe 29 chỗ và thuê xe 45 chỗ giá rẻ, uy tín, cho thuê xe tháng, cho thuê xe tự lái, cho thuê xe Hoa, cho thuê xe Cưới uy tín hàng đầu tại TpHCM.

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các địa chỉ dưới đây để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: 840 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TpHCM

Email: nguyenthaiphong8989@gmail.com

Điện thoại: 090504 5525 (Zalo/Sms/Call)

 Fanpage: Xe hợp đồng du lịch


Xe đón từ Sân bay về An Giang
Thuê xe đi An Giang


CÁC TỈNH MIỀN BẮC / MIỀN TRUNG
Máy bay từ Các tỉnh Miền Bắc / Miền Trung

Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Thành phố Hồ Chí Minh để đến An Giang. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.

   HỒ CHÍ MINH
Xe máy từ Hồ Chí Minh
Từ Sài Gòn – An Giang khoảng 220km, ngắn hơn hành trình xe Mai Linh khoảng 40km.
Nếu đi xe máy mất khoảng 3h – 4h và có 3 cách để đi:
– Đi qua cầu Mỹ thuận rẽ phải sang Sa Đéc, rồi đi hướng phà Vàm Cống là tới An Giang.
– Đi tới ngã 3 An Hữu thì rẽ phải đi đường Cao Lãnh, sau đó hỏi tiếp đường đi xuống phà nhỏ, qua phà là tới An Giang.
– Đi qua cầu Mỹ Thuận rẽ trái ngang qua Vĩnh Long, qua phà Cần Thơ, sau khi qua phà tới vòng xoay thì rẽ phải đi khoảng 60km nữa là tới An Giang
Lời khuyên : Bạn nên đi đường ngang qua Cần Thơ vì đường tốt dễ đi và ít vòng quanh, phong cảnh quanh đường đẹp.

4. Khách sạn, nhà nghỉ tại An Giang

Nhà nghỉ và khách sạn ở An Giang tập trung tại 3 điểm: khu vực núi Sam (thường dành cho khách hành hương, du khách không ở vì xa trung tâm), nội ô Châu Đốc và Long Xuyên.
Tại Long Xuyên, ngoài khách sạn, nhà nghỉ chuyên dụng còn có khu phức hợp nhà hàng, nhà nghỉ, trại nuôi cá sấu.Với dân du lịch thông thường ít chọn khu vực núi Sam làm điểm lưu trú vì do xa trung tâm thị xã.Các nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực nội ô thị xã Châu Đốc tương đối nhiều, chủ yếu là các nhà nghỉ và các khách sạn 2 – 3 sao. Khu vực Chợ Châu Đốc (Chợ Châu Đốc, Công viên 30/4, Chùa Bồ Đề Đạo Tràng…) tập trung rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá tốt.

Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Châu Đốc, An Giang:

Victoria Nui Sam Lodge
Giá tham khảo: 1,396,975 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.

Bao Thy Hotel
Giá tham khảo: 199,134 đ
Free Wifi.

Trung Nguyen Hotel
Giá tham khảo: 272,727 đ
Free Wifi.


Hai Van Guesthouse
Giá tham khảo: 217,391 đ
Free Wifi.

Hai Chau – Chau Doc Hotel
Giá tham khảo: 303,030 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.


Victoria Chau Doc Hotel
Giá tham khảo: 1,636,860 đ
Free Wifi.


Murray Guesthouse
Giá tham khảo: 649,351 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.


Minh Trang Motel
Giá tham khảo: 368,182 đ
Free Wifi.

Đồng Xanh Hotel
Giá tham khảo: 259,740 đ
Free Wifi.


Hostel Đang loi
Giá tham khảo: 382,500 đ
Free Wifi.

Phong Lan Guesthouse
Giá tham khảo: 227,273 đ
Free Wifi.

Dong Nam Hotel
Giá tham khảo: 506,391 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.


Thoai Chau 3 Guesthouse
Giá tham khảo: 500,000 đ
Free Wifi.

Thanh Van 1 Guesthouse
Giá tham khảo: 216,450 đ
Free Wifi.

Dong Bao Hotel An Giang
Giá tham khảo: 303,030 đ
Free Wifi.


Anh Van Guesthouse
Giá tham khảo: 154,545 đ
Free Wifi.

Khách sạn Hoàng Đức
Giá tham khảo: 565,276 đ
Free Wifi.


Khach san 20
Giá tham khảo: 140,000 đ
Free Wifi.

SANG NHU NGOC RESORT
Giá tham khảo: 1,385,281 đ
Free Wifi. Bữa Ăn Sáng.


Ngoc May Guesthouse
Giá tham khảo: 199,134 đ
Free Wifi.

Thuan Phuoc Hotel
Giá tham khảo: 259,740 đ
Free Wifi.

5. Phương tiện đi lại tại An Giang

Xe gắn máy, xe ôm
Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Châu Đốc cũng tương đối rẻ.Xe Bus
Xe bus có lẽ là phương tiện di chuyển ở An Giang được nhiều du khách sử dụng nhất bởi đơn giản đây là cách tốt nhất để di chuyển từ điểm du lịch này sang điểm du lịch khác trong tỉnh. Từ thành phố Long Xuyên đến Châu Đốc, khám phá núi Sam rồi ngược lên cửa khẩu Tịnh Biên vào vùng Thất Sơn huyền bí. Xuôi về Tri Tôn qua di tích Óc Eo, huyện Thoại Sơn rồi về lại Long Xuyên. Giá xe bus giữa các chặn khoảng từ 15K – 30K.Xe lôi
An Giang điểm đến hàng đầu trong các tour du lịch miền tây, nơi đây có những điểm tham quan hấp dẫn, độc đáo. Nhưng có một điều du khách nhớ mãi khi đặt chân đến Châu Đốc, đó chính là hình ảnh chiếc xe lôi. Chiếc xe lôi gắn bó rất mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy phải cạnh tranh với nhiều loại phương tiện khác nhưng xe lôi vẫn chiếm được cảm tình của rất nhiều du khách. Du khách có thể lên xe lôi để dạo một vòng ngắm cảnh phố phường, ghé thăm các điểm tham quan, đi chợ. Đi xe lôi với tốc độ vừa phải cho nên rất an toàn và có nhiều thời gian để ngắm nhìn cuộc sống nơi đây. Có thể nói xe lôi là phương tiên di chuyển ở An Giang rất độc đáo dành cho du khách.Thuyền
An Giang cũng là nơi nước nổi về đầu tiên cho nên thuyền là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở đây. Du khách lên thuyền đi tham quan làng cá bè ở Châu Đốc, tham quan cách nuôi và thu hoạch cá ở đây. Đi thuyền khám phá cảnh đẹp hữu tình của Búng Bình Thiên, hồ nước trời tại huyện An Phú và đặc biệt nhất là đi thuyền để khám phá rừng tràm Trà Sư, một điểm tham quan rất nổi tiếng của du lịch miền tây.

6. Đặc sản An Giang, Ăn gì ở An Giang

Bánh Chăm An Giang

Bánh Chăm An Giang

Bột bánh sẵn sàng, trên bếp lửa cháy đỏ rực là những cái chảo nhôm dày, đường kính khoảng 20 cm. Chảo nóng, phết lớp dầu trước khi chế hỗn hợp bột trên vào, rắc lớp mè rang thơm rồi đậy kín lại bằng chiếc nắp đất nung nhỏ. Khoảng 5 phút sau, bánh chín, xúc chiếc bánh có hình tròn cỡ lòng bàn tay, chóp nhọn theo núm nắp vung ra mâm.

Cắn, nhai, nghe vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật, ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng.

Các địa điểm ăn món Bánh Chăm An Giang

khu vực cầu Mương Chà, ấp Hà Bao 2, Đa Phước, An Phú, An Giang.

Bò bảy món Núi Sam An Giang

Bò bảy món Núi Sam An Giang

Bò bảy món núi Sam (An Giang) gồm những món như lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khía bánh mì, bò xào lá vang, bò bít tết và bò lúc lắc. Đi với nhóm nhiều người nên chúng tôi chẳng ngại mà gọi thật nhiều để ăn cho bõ công đi. Thịt bò ở đây mềm, vị ngọt rất tự nhiên nên chế biến theo kiểu gì cũng ngon, như thịt bò xào lá giang có vị ngọt của thịt bò quyện vị chua thanh và dịu của lá giang, cùng vị cay thơm của tiêu bột, cay nồng của ớt, béo bùi của đậu phộng rang và nước cốt dừa.

Các địa điểm ăn món Bò bảy món Núi Sam An Giang

– Lòng bò-Bò bảy món TONY – Tổ 10 khóm Vĩnh Tây, phường Núi Sam Tp.Châu Đốc, An Giang
– Quán bò nướng Tư Thiêng – quốc lộ 91, tổ 6, Vĩnh Tây 1, Núi Sam, tp. Châu Đốc, An Giang.
Nếu muốn ăn đầy đủ các món bò trong một lần thì đến làng Vĩnh Tế, cũng thuộc vùng núi Sam. Làng này có tập quán là vào dịp tiệc tùng cỗ bàn chiêu đãi đều nấu bò bảy món, nhất là lễ cưới thì bàn ăn không thể thiếu đặc sản này.

Bò cạp An Giang

Bò cạp An Giang

Bò cạp bắt về cho vào thau vài ngày cho “sạch bụng”, để nguyên con rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Trong chốc lát, bò cạp chín, bốc mùi thơm đến sốt ruột. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò; chấm chút muối tiêu chanh (hoặc nước tương). Cắn một miếng, nghe nổ giòn và beo béo trong răng. Theo nhiều người, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất. Vì, ngoài vị nhân nhẩn của cỏ cây thuốc còn đọng lại trong bao tử chúng, còn có vị béo bùi đặc trưng mà côn trùng khác không có. Để thay đổi và làm tăng thêm khẩu vị, người ta còn sáng tạo món bò cạp lăn bột chiên bơ. Ăn những món bò cạp chiên này, làm ngụm rượu ngâm bò cạp, bạn sẽ thấy chiều “phố núi” sao mà đẹp đến… hoang dã! Không chỉ thế, theo những người Khmer địa phương, dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp, còn chữa được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp; nhất là “ông ăn, ông uống mà… bà khen”!

Các địa điểm ăn món Bò cạp An Giang

Bán nhiều tại chợ biên giới Tịnh Biên, An Giang

Bò leo núi An Giang

Bò leo núi An Giang

“Bò leo núi” được coi là một món ăn hấp dẫn với cách tẩm ướp, chế biến“bò leo núi” khác lạ với món bò nướng trong ẩm thực người Việt ĐBSCL. Điểm đặc biệt của món ăn này, đó chính là thịt bò. Mới nghe, ai cũng nghĩ bò được nuôi từ trên núi nhưng thật ra thịt bò trong món ăn này là thịt được bày bán ở chợ. Qua bàn tay chế biến khéo léo của người Tân Châu món ăn này đã trở nên khác lạ so với món bò nướng trong ẩm thực người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu tiên chủ quán cho một miếng mỡ heo thật to lên trên vì được bắc trên bếp than hồng khỏa đều. Mỡ làm nhiễu xuống tạo âm thanh xèo xèo, vui tai. Sau đó để thịt bò và phết lên một ít bơ vàng óng. Trứng và bơ hòa quyện thấm vào thịt thơm lừng, ngọt lịm. Miếng thịt dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị dai, cứng mà luôn mềm mại, rất vừa miệng ăn. Thịt nướng xong được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát… chấm với chao hoặc mắm pro-hốc.

Các địa điểm ăn món Bò leo núi An Giang

Các quán ăn tại miệt Tân Châu, An Giang.

Bọ rầy An Giang

Bọ rầy An Giang

Nhờ hương vị đặc trưng nên bọ rầy từ chỗ là món ăn chơi của dân địa phương đã trở thành đặc sản của vùng Bảy Núi. Giới sành ăn có dịp về Tịnh Biên, Tri Tôn trong những tháng đầu mùa mưa thường nhắc đến bọ rầy. Gia chủ có lòng sẽ chuẩn bị một dĩa bọ rầy chiên giòn bày lên bàn tiệc. Hương vị thơm ngon của thịt bọ rầy để lại ấn tượng mạnh trong lòng thực khách, nhắc nhớ đến phong cách ẩm thực độc đáo của miền Thất Sơn hùng vĩ.

Các địa điểm ăn món Bọ rầy An Giang

Loại côn trùng này ngày nay được bày bán ở các chợ Nhà Bàng, chợ Văn Giáo, An Hảo hay chợ thị trấn Tịnh Biên và các chợ miền núi huyện Tri Tôn.

Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên

Bún cá Long Xuyên còn gọi là bún cá Châu Đốc được bán khắp noi trong vùng vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con cá lóc đã trưởng thành. Một tô bún cá thơm ngon thường có màu sắc vàng ươm của nghệ, cá lóc đồng, rau nhút bẻ cong hay rau muồn tuốt sợi và rau bắp chuối. Dù là bún cá nhưng khi ăn không hề nghe thấy vị tanh của cá bởi đã được trung hòa bởi mùi dễ chịu của nghệ. Chính vì vậy, nước lèo của món bún cá Long Xuyên rất ngon, có vị thanh ngọt của cá tươi rất hấp dẫn.

Nếu có dịp ghé thăm vùng Châu Đốc – Ang Giang, hãy ghé ăn những quán bán bún cá Long Xuyên đặc sản. Các chủ quán ở đây nếu biết bạn là khách du lịch, có thể họ sẽ mời bạn thường thức thêm món bún cá nước dừa hay còn gọi là bún kèn. Món này chỉ khác món bún cá Long Xuyên ở chỗ nước lèo là nước dừa và bột cà ri. Ngoài ra, họ còn cho thêm củ cải trắng và huyết heo vào nữa. Món bún kèn cũng là một biến tấu thú vị của món bún cá đặc sản vùng Châu Đốc rất hợp khẩu vị nhiều người.

Các địa điểm ăn món Bún cá Long Xuyên

– Bún cá Cô Hai – 20 Nguyễn Thái Học, Mỹ Bình, Long Xuyên, An Giang
Long Xuyên có rất nhiều nơi bán bún cá, tập trung nhiều nhất là dọc theo đường Lê Lợi (phường Mỹ Bình). Một tô bún cá giá chỉ khoảng 18k-20k

Bún nước kèn Châu Đốc

Bún nước kèn Châu Đốc

Bún nước kèn là một món ăn dân dã, đặc biệt chỉ có ở Kiên Giang và Châu Đốc (An Giang). Song, hiện nay, những hàng bún nước kèn ở Châu Đốc chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Các công đoạn nấu bún nước kèn rất công phu, nhất là khâu chế biến cá lóc. Cá phải được làm sạch, luộc chín, vớt ra, để nguội rồi lấy thịt, bỏ xương, sau đó xào với hành tỏi, bột cà-ri và các gia vị đặc biệt khác. Nước lèo để ăn món bún này là một hỗn hợp bao gồm nước luộc cá lóc, nước cốt dừa, tôm khô, lạc, củ hành và rất nhiều gia vị bí truyền của người nấu. Bún được sử dụng trong món ăn này là bún tươi sợi nhỏ. Một số người không thích ăn bún có thể ăn bánh mì chấm nước kèn tương tự như món bánh mì cà-ri. Rau ăn kèm bún nước kèn cũng rất đa dạng nhưng về cơ bản phải có giá đỗ, bắp chuối và rau sống. Dù nấu bún nước kèn khá kỳ công như vậy nhưng một tô bún chỉ bán với giá 15.000 đồng.

Các địa điểm ăn món Bún nước kèn Châu Đốc

Góc đường Bạch Đằng – Phan Văn Vàng, bên hông quán cà phê Trúc, xéo cổng Bồ Đề Đạo Tràng, thị xã Châu Đốc, An Giang

Cá heo sông Hậu An Giang

Cá heo sông Hậu An Giang

Cá heo sông Hậu là những con cá mình dẹp, bự nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài chừng một tấc. Thân cá màu xanh đen, đuôi vi kỳ cá màu đỏ cam đẹp mắt. Khi lặn dưới nước, người ta nghe tiếng chúng kêu éc éc và khi bị bắt lên bờ chúng giẫy giụa cũng phát ra âm thanh giống tiếng heo kêu nên người dân lưu vực sông Hậu đặt tên chúng như vậy. Muốn thưởng thức đặc sản mới này, tại các quán ăn ở Long Xuyên hay Châu Đốc có bán với giá khá bình dân. Cá heo ký: 180.000 đồng, lẩu cơm mẻ cá heo 60.000 đồng, cá heo kho thố 25.000 đồng, cá heo nướng 60.000 đồng, cá heo kho lạt 30.000 đồng. Ngày xưa người ta xem cá heo sông là loài vô dụng, khi chài lưới được thường loại bỏ không thương tiếc. Nhưng mới đây, nó lại trở thành đặc sản trong thực đơn ở một số nhà hàng lớn tại thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc của tỉnh An Giang.

Các địa điểm ăn món Cá heo sông Hậu An Giang

– Nhà hàng Hoa Sơn – 19, Lê Văn Nhung, P.Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang.
Có tại các quán ăn ở Long Xuyên hay Châu Đốc.

Cá lóc nướng trui An Giang

Cá lóc nướng trui An Giang

“Đập con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”…Du lịch miền Tây bây giờ không chỉ Châu Đốc mới có món cá lóc nướng trui, du khách ghé đến bất cứ nơi nào ở miền Tây cũng đều có thể bắt gặp món ăn dân giã nhưng rất dễ ăn này. Tuy vậy, cá lóc nướng trui Châu Đốc có vị đặc trưng riêng của mình, không chỉ thơm ngọt tự nhiên bởi nguồn cá lóc khá ngon của sông nước Châu Đốc, mà cách nướng cá của người Châu Đốc có bí quyết rất riêng nên thịt cá luôn thơm ngon vừa tới, không khi nào bị khô vì quá lửa, cũng chẵng khi nào bị nhão vì chưa đủ độ chín.Cá lóc nướng có thể ăn kèm với bún cuốn bánh tráng, nhưng thú vị nhất là cuốn đọt sen non, thứ đọt hái vào buổi sáng còn ngậm sương đêm. Nhưng món này không phải lúc nào cũng có mà phải biết ăn đúng chỗ, đúng thời điểm, chẳng hạn như ở vuờn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông, Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – An Giang hoặc Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng – Cao Lãnh (Đồng Tháp), nơi có nguồn cá lóc đồng dồi dào và nhiều ao sen, láng sen để khám phá và thưởng thức được thứ hương đồng cỏ nội vô cùng hấp dẫn đó.

Các địa điểm ăn món Cá lóc nướng trui An Giang

– Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – An Giang – Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư, An Giang
– Quán Bảy Bồng 2 – 46 Trưng Nữ Vương, P. Châu Phú B, Thị Xã Châu Đốc, An Giang

Cá rô mề kho rau răm An Giang

Cá rô mề kho rau răm An Giang

Cá rô là loài cá rất phổ biến trên ruộng đồng Nam bộ, có khá nhiều trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng cỏ ngập nước. Mùa nước nổi, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước mùa nước. Cá rô lớn rất nhanh và mập béo vì lúc nầy thức ăn trong thiên nhiên rất phong phú.

Giẽ một miếng thịt cá rô thơm phức, chấm với nước tương ngon giầm ớt sừng trâu. Cắn một miếng bầu non mềm, dẻ dặt, ngon ngót, bạn sẽ thấy thấm đẳm hương vị tuyệt vời đến chân răng, đầu lưỡi. Đây là món đặc sản dân dã dễ làm, mang đặc trưng của vùng đất ngập nước. Có đến đồng bằng sông Cửu Long, các bạn hãy tìm, thưởng thức một lần cho biết… Hầu hết các nhà hàng, các quán ăn ở miền Tây đều có món nầy.

Các địa điểm ăn món Cá rô mề kho rau răm An Giang

– Nhà hàng Hoa Sơn – 19, Lê Văn Nhung, P.Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang.

Canh chua bông điên điển An Giang

Canh chua bông điên điển An Giang

Nấu canh chua bông điên điển cũng giống hệt như nấu canh chua các thức rau khác. Cá bông lau làm sạch, xắt khứa vừa ăn. Bông điên điển nhặt bỏ cọng, rửa sạch. Ớt xắt lát mỏng. Cho nước vào nồi nấu cho me tan, nêm nước mắm, muối, đường và bột ngọt cho sôi, cho cá vào đến khi chín, bông điên điển, bông súng, bạc hà sau đó rưới tỏi đã phi vàng, rắc thêm rau thơm… Thế là đã có nồi canh chua bông điên điển thơm lừng.

Bông điên điển vừa ngọt vừa bùi, cá bông lau ngọt và béo ngậy, vị chua của me, vị cay nồng của ớt… Và cả màu vàng tươi của hoa, vàng sậm của tỏi phi vàng, màu xanh của lá, màu đỏ của ớt… tạo nên sự hấp dẫn cho món canh chua. Tất cả các vị chua, cay, ngọt hòa với mùi thơm ngào ngạt bốc lên cùng với màu sắc hấp dẫn kia nữa, giục giã đôi đũa gắp, chén cơm vơi, ngon không tài nào tả xiết.

Các địa điểm ăn món Canh chua bông điên điển An Giang

– Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – An Giang – Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư, An Giang
– Quán Bảy Bồng 2 – 46 Trưng Nữ Vương, P. Châu Phú B, Thị Xã Châu Đốc, An Giang

Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn

Muốn ăn được tô cháo bò thì phải đến thị trấn Tri Tôn.

Nếm một miếng nghe vị ngọt đậm đà, thơm ngon, khác hẳn với tô cháo lòng ở miệt đồng bằng rất xa. Sau đó, bạn thử gắp ít lá sách chấm vào chén nước mắm gừng cho vào miệng nghe dai dai, giòn giòn thật hấp dẫn, rồi tới miếng gan bùi bùi, khoanh phèo nhân nhẫn và lát huyết vừa mềm vừa ngọt đậm, không thể chê vào đâu được. Muốn cho hương vị thêm đậm đà, bạn có thể dùng kèm với giá sống và rau thơm, đặc biệt là trái trúc, một loại trái đặc hữu của vùng sơn địa Tịnh Biên và Tri Tôn. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng, the hơn nhiều. Có thể nói trái trúc là “phần hồn” của tô cháo bò, dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào tô cháo và từng miếng thịt khiến cho người thưởng thức cảm thấy ngất ngây. Ai thích ăn chua cứ vắt thêm nước rồi thêm chút ớt, chút gừng để vừa ăn vừa hít hà mới đã. Cháo bò là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ai đã dùng một lần khó mà quên được cái chất dân dã nhưng thật đậm đà và thú vị.

Các địa điểm ăn món Cháo bò Tri Tôn

Cháo bò Tri Tôn chỉ có ba nơi bán, mà nơi ngon nhất là bên hông chợ. Vừa lạ vừa ngon vừa bổ dưỡng vừa rẻ (chỉ khoảng 5.000 đồng/tô)

Chuột đồng nướng muối ớt An Giang

Chuột đồng nướng muối ớt An Giang

Thịt chuột được đem nướng trên bếp than hoa khoảng 30 phút, đến khi chuyển sang màu vàng và hương thơm dậy lên. Khi nướng, muối sẽ ngấm đều, tạo nên hương vị đậm đà của thịt chuột. Những người sành ăn coi chuột nướng như món ăn ngon, bổ, rẻ, thứ đặc sản mà không tìm được đâu khác ngoài vùng sông nước này.

Thịt chuột xé ra bên trong có màu trắng và hương vị hơi giống thịt gà. Mới nướng xong, thịt chuột rất mềm và ngọt, khi ăn có thể nghe tiếng giòn tan của xương trong miệng. Không cần cầu kỳ, chỉ với muối tiêu thêm chanh ớt là thịt chuột đã đủ dậy lên mùi vị đặc trưng của món nướng.

Các địa điểm ăn món Chuột đồng nướng muối ớt An Giang

– Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – An Giang – Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư, An Giang
– Quán Bảy Bồng 2 – 46 Trưng Nữ Vương, P. Châu Phú B, Thị Xã Châu Đốc, An Giang

Cơm bò nướng An Giang

Cơm bò nướng An Giang

Từ Châu Đốc qua bến phà Châu Giang rồi rẽ phải, xuôi về hướng bờ đông sông Hậu dễ dàng nhận thấy có nhiều quán cơm bò nướng của người dân, phục vụ lữ khách gần xa. Tuy nhiên, để thưởng thức được hương vị đậm đà của món cơm bò xứ lụa mỹ miều, thực khách phải biết chính xác địa chỉ ở đây.

Qua khỏi thánh đường Mubarak khoảng 600m, chúng tôi lân la, hỏi han “thổ địa” mới biết quán cơm bò nướng của bà Sáu Lụa (Tô Thị Lụa, 62 tuổi, ngụ ấp Hòa Thanh, xã Châu Phong, TX. Tân Châu). Quán cơm bò bà Sáu Lụa không có bảng hiệu, địa chỉ hay số điện thoại rõ ràng.

Nhìn bề ngoài, quán mộc mạc, đơn sơ như bao quán ăn bình thường của những người dân khác. Thế nhưng, nét đặc trưng ở đây là món thịt bò nướng “chân phương”. Bếp than hồng “liu riu” được đặt ở sân trước, những đứa con của bà Sáu Lụa nhanh nhảu trở từng thớ thịt thơm lừng.

Các địa điểm ăn món Cơm bò nướng An Giang

– Quán cơm bò nướng bà Sáu Lụa – ấp Hòa Thanh, xã Châu Phong, TX. Tân Châu

Gà hấp lá trúc An Giang

Gà hấp lá trúc An Giang

Đây là món ngon trên núi Cấm (Châu Đốc, An Giang). Trúc là loại cây có múi, mọc ở núi Cấm, hương vị độc đáo. Gà để hấp phải là gà thả vườn có trọng lượng 0,8-1kg, để nguyên con ướp sơ với muối, gia vị… rồi mang đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Thịt gà vừa chín tới dùng dao bén chặt thành miếng to cỡ 2 ngón tay, lá trúc xắt nhuyễn rải lên. Món ăn này mang đến cho thực khách cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt, vị béo dai của da gà tơ hoà quyện với hương vị nồng the của lá trúc, ngọt chát của bắp chuối, cay cay của muối ớt…

Các địa điểm ăn món Gà hấp lá trúc An Giang

– Nhà hàng Bảo Giang 2 – 36 Trần Hưng Đạo, tp. Long Xuyên, An Giang.

Gỏi sầu đâu An Giang

Gỏi sầu đâu An Giang

Sầu đâu hay còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, mọc rất nhiều ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang. Cần phân biệt cây sầu đâu mọc ở miền Tây và sầu đâu (sầu đông) mọc ở miền Trung. Cây mọc ở miền Trung lá màu xanh, hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có hoa màu trắng xanh, lá màu xanh vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc tốt.

Gỏi sầu đâu là món ăn của người Campuchia, được dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên món này thường được dùng nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sống ven biên giới Việt Nam ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu. Gỏi sầu đâu có vị đắng đặc trưng của lá sầu đâu kết hợp với vị mặn của khô cá sặc cùng với một số loại khác như thơm, dưa leo, xoài sống tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất tinh tế. Vị đắng của rau sẽ bị thay thế bởi vị ngọt thanh khi bạn nhai thật kỹ và chậm.

Các địa điểm ăn món Gỏi sầu đâu An Giang

– Nhà hàng Bảo Giang 2 – 36 Trần Hưng Đạo, tp. Long Xuyên, An Giang.
– Nhà hàng Hoa Sơn – 19, Lê Văn Nhung, P.Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang.
– Chợ đêm Châu Đốc, Bạch Đằng,Châu Phú A,Châu Đốc,An Giang.

Lẩu mắm Châu Đốc

Lẩu mắm Châu Đốc

Lẩu mắm Châu Đốc bây giờ dường như được phục vụ ở rất nhiều nơi, không chỉ ở khu vực miền Tây sông nước mà còn có mặt ở Sài Gòn – thành phố sôi động nhộn nhịp nhất nước. Tuy vậy, nếu có dịp đi du lịch Châu Đốc, thăm vùng đất Bảy Núi và có Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc linh thiêng thì bạn đừng quên thưởng thức món lẩu mắm Châu Đốc nơi xứ sở của nó. Một điều chắc chắn là khi bạn thử qua, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đậm đà tuyệt vời của nó, hơn tất cả các món lẩu mắm mà bạn đã từng thử ở đâu khác trước đó.

Các địa điểm ăn món Lẩu mắm Châu Đốc

– Quán Bảy Bồng 2 – 46 Trưng Nữ Vương, P. Châu Phú B, Thị Xã Châu Đốc, An Giang
– Quán Đồng Quê – 108 Trưng Nữ Vương, P8, thành phố Châu Đốc
– Quán lẩu mắm Số 1 – chợ Châu Đốc

Mắm Châu Đốc

Mắm Châu Đốc

Mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Bởi thế bất cứ du khách nào khi đến xứ này, việc nhất định phải làm đó là ghé chợ, trước ngắm sau mua vài loại mắm về làm quà. Nếu là lần đầu ghé đến ngôi chợ địa phương này, bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp bởi mắm, khô cá có ở khắp mọi nơi. Những con mắm lóc, mắm sặt, mắm linh, mắm ba khía chất thành “núi”, những hàng cá khô đủ loại cực kỳ hấp dẫn.

Các địa điểm ăn món Mắm Châu Đốc

– Chợ Châu Đốc – Bạch Đằng,Châu Phú A,Châu Đốc,An Giang

Thốt nốt ướp lạnh An Giang

Thốt nốt ướp lạnh An Giang

Ngày nay, thốt nốt lạnh đã trở thành món giải khát phổ biến và đặc trưng của vùng Bảy Núi. Người ta cho nước thốt nốt vào lưng chừng ly, xắt mỏng phần “cơm” của trái thốt nốt rồi cho thêm nước đá. Nước thốt nốt ngọt dịu, thơm đặc trưng cùng với cơm của trái thốt nốt khiến du khách quên hết mệt nhọc đường xa. Có dịp đến vùng Bảy Núi, trong những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy những thanh niên dân tộc Khmer gánh nhiều ống tre sậm màu. Hãy gọi họ lại, bạn sẽ được thưởng thức vị ngon tuyệt của thứ nước đục đục ngọt thanh, thơm mát.

Các địa điểm ăn món Thốt nốt ướp lạnh An Giang

Tại vùng Bảy Núi, chợ Châu Đốc hầu hết các quán giải khát đều có bán thốt nốt ướp lạnh, mỗi ly có giá 4.000 – 5.000 đồng.

Tung lò mò An Giang

Tung lò mò An Giang

Tung lò mò hay còn gọi là lạp xưởng là món ngon độc đáo của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Trong tiếng Chăm, tung lò mò có nghĩa là lạp xưởng bò, người Chăm theo đạo hồi không ăn thịt lợn nên họ làm lạp xưởng bằng thịt bò.

Tung lò mò được làm từ thịt bò vụn, sau khi loại bỏ những phần dai cứng, thịt bò sẽ được đem rửa sạch để ráo, khử mùi bằng cách ướp với chút rượu và gừng, sau đó sắt thành miếng, băm hoặc say nhỏ. Để được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy thịt bò ngon như: đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương.

Tỷ lệ giữa thịt bò và mỡ bỏ là 2 thịt, một mỡ, sau đó trộn đều hỗn hợp thịt với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền. Thịt trộn xong, để cho thấm, dồn vào ruột bò, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, tròn cỡ ngón chân cái, phơi chừng 3 nắng là có thể dùng được.

Món tung lò mò có hai loại là chua và không chua. Để món tung lò mò trở thành món ngon độc đáo, người Chăm còn cho vào đó một nguyên liệu đặc biệt – cơm nguội. Cơm nguội khi được lên men có vị chua lạ miệng cho người ăn.

Các địa điểm ăn món Tung lò mò An Giang

– Quán Dũng Thảo – 67, Trần Hưng Đạo, huyện Tri Tôn, An Giang
Phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.

Xôi phồng chợ Mới An Giang

Xôi phồng chợ Mới An Giang

Với nguyên liệu chính là nếp nhưng với bàn tay khéo léo của mình nguời dân đã tạo ra những món xôi với nhiều hương vị và màu sắc khác vô cùng hấp dẫn. Từ món xôi khúc đến xôi gà hay đơn giản hơn là xôi lá cẩm màu tím nhớ nhung, xôi gấc màu son hấp dẫn, xôi vò màu nghệ vàng tươi mới. Tuy vậy, xôi phồng Chợ Mới vẫn tạo ra được chất riêng của một miền quê sông nước miền Tây. Mặc dù là món ăn chơi nhưng lại không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết ở Việt Nam.

Các địa điểm ăn món Xôi phồng chợ Mới An Giang

– Xôi Phồng Kim Hương – 152/5, Tỉnh Lộ 942, Ấp Long Hòa 1, Thị Trấn Chợ Mới, An Giang

7. Những địa điểm du lịch tại An Giang

Chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc: Thiên đường quà vặt, vương quốc mắm.

Chợ Châu Đốc chia thành nhiều khu tách biệt nhưng nổi bật là khu bán mắm bởi mùi thơm quyến rũ của cả trăm vị mắm khác nhau cùng màu sắc bắt mắt của các sạp hàng. Chợ dành một nửa cho mắm. Các sạp hàng được sắp xếp trên cao, sạch sẽ và bài trí gọn gàng. Có khoảng 30 loại mắm được bày trên quầy, những chậu mắm có ngọn với những sắc màu óng ánh.

Địa chỉ Chợ Châu Đốc

Bạch Đằng, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang

Chợ nổi Long Xuyên

Chợ nổi Long Xuyên

Chợ nổi Long Xuyên nằm trên sông Hậu rất gần với thành phố Long Xuyên, An Giang, đây là một trong những chợ nổi hiếm hoi ở miền nam còn giữ được những nét sinh hoạt rất nguyên sơ của miền tây sông nước.

Mặc dù chợ nổi Long Xuyên không quá lớn như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, tuy nhiên khi đến với chợ nổi Long Xuyên du khách sẽ cảm thấy như đang hòa mình vào nét sinh hoạt bình dị của người dân ở đây.

Một điểm đặc trưng khác là chợ nổi Long Xuyên vẫn còn ít du khách ghé thăm, chính điều này làm chợ nổi Long Xuyên không bị du lịch làm thương mại hóa, rất phù hợp cho những du khách thích khám phá những điều thú vị mới mà không bị nhàm chán.

Địa chỉ Chợ nổi Long Xuyên

Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang

Chợ Tịnh Biên

Chợ Tịnh Biên

Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Nơi đây có đưòng bộ, đường thuỷ qua nước láng giềng. Từ khá lâu, Tịnh Biên An Giang trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam.

Có khá nhiều người từ TPHCM và các tỉnh lân cận, sau khi tham gia những tour tham quan Châu Đốc, hành hương các chùa chiền, di tích ở nơi đó và các vùng quanh Thất Sơn đã dong xe lên mua sắm ở chợ Tịnh Biên và siêu thị cửa khẩu. Ở đây hàng hoá khá rẻ và có một số ít hàng được miễn thuế nhập khẩu. Có nhiều người dân đi mua hàng về bán lại.

Rời siêu thị cửa khẩu, khách thường ghé chợ Tịnh Biên để ăn uống và lại mua vài sản phẩm địa phương trước khi quay về. Chợ biên giới Tịnh Biên có bề ngoài cũng giống như những chợ trong nội địa nhưng hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Ở đây chuyên bán hàng khối cho những người buôn chuyến và cung cấp hàng hoá cho các đầu mối ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Địa chỉ Chợ Tịnh Biên

Xuân Biên, tt. Tịnh Biên, Tịnh Biên, An Giang

Chùa Hang

Chùa Hang

Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ…

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.

Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Về TP. Châu Đốc từ buổi sớm mai, đến chùa Hang chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi Sam, đâu đó mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian ở đây thư tịch, yên bình và tịnh tâm một cách lạ thường.

Địa chỉ Chùa Hang

Quốc Lộ 91, Xã Vĩnh Tế, Thị Xã Châu Đốc, An Giang

Chùa Linh Sơn Ba Thê

Chùa Linh Sơn Ba Thê

Chùa Linh Sơn (Ba Thê) còn được gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, tọa lạc tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia, và là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của tỉnh.

Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh khu Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8 m, dày khoảng 0,22 m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.

Địa chỉ Chùa Linh Sơn Ba Thê

Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang.

Cù Lao Giêng

Cù Lao Giêng

Cù lao Giêng là một cù lao nằm ở giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia.

Địa chỉ Cù Lao Giêng

Xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Di chỉ óc eo

Di chỉ óc eo

Nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ, trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên, được khám phá dựa vào những di vật đầu tiên mà Louis Malleret khai quật được tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) năm 1944, và dựa vào những di vật sưu tập được ở nhiều nơi trong lưu vực sông Tiền, sông Hậu của các nhà khảo cổ. Quả thật, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc, căn cứ vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khảo cổ đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ th ứ VII. Giai đoạn “hậu Oc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII.

Địa chỉ Di chỉ óc eo

Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang.

Đồi Tức Dụp

Đồi Tức Dụp

Tức Dụp – người Việt gọi là Tức Dụp – theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”. Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.

Cổ tích Ðồi Tức Dụp
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.

Địa chỉ Đồi Tức Dụp

ĐT15, An Tức, Tri Tôn, An Giang

Hồ Soài So

Hồ Soài So

Soài So là một điểm tham quan du lịch vừa được tỉnh An Giang đưa vào khai thác trong những năm gần đây. Hồ Soài So thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, có diện tích khoảng 5 ha chứa khoảng 400.000m3 nước từ con suối Bạc đổ xuống. Khu du lịch nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn xưa và nay.

Trên đường đến khu du lịch này, từ xa du khách đã có thể nghe được tiếng nước chảy của con suối Bạc đổ xuống lòng hồ. Khi vào đến hồ, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước một vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Tô và sự nên thơ của bờ hồ. Nước dưới hồ trong vắt, mặt nước phẳng lặng, thỉnh thoảng bị những cơn gió thổi lướt qua làm mặt hồ xao động. Ngọn núi Tô đứng sừng sững bên bờ hồ càng tô đậm thêm sự quyến rũ cho khu hồ này.

Vào đến nơi đây, du khách như lọt vào chốn “bồng lai tiên cảnh”. Không gian tĩnh lặng lạ thường, du khách có thể cảm nhận được từng chiếc lá khẽ rơi. Bốn bề gió lộng, xung quanh mát rượi bởi có nhiều tán cây lâu năm che nắng cho du khách. Lòng du khách cảm thấy thư thái lạ thường, quên đi bao nỗi mệt nhọc, sự bon chen giữa cuộc sống đời thường.

Địa chỉ Hồ Soài So

Xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang.

Khu du lịch Núi Két

Khu du lịch Núi Két

Núi Két có tên chữ là Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là núi Ông Két; là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Được gọi là núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con chim két (tức chim anh vũ).

Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là “mỏ ông Két” cùng với nhiều truyền thuyết dân gian…

Địa chỉ Khu du lịch Núi Két

ĐT948, Văn Giáo, Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang.

Khu du lịch Núi Sập

Khu du lịch Núi Sập

Núi Sập có tên chữ là Thoại Sơn, là trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm bốn núi: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Sập có độ cao 85m với chu vi 3.800m, cách thành phố Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 943.

Đến đây, bạn có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá lượn bơi. Ngoài ra, quanh hồ và các đảo nhỏ nhô lên mặt nước những tượng đá mang hình Nữ thần Siva, tháp Ponagar, hình tượng Linga, Yony… do những nghệ nhân vùng núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đẽo gọt.

Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Đó là những sợi nắng vàng óng của bầu trời pha lẫn chút tím biếc của núi rừng cùng màu xanh của cây lá hoà quyện với màu lam nhạt cùa nước hồ bên dưới chân núi đã làm cho cảnh đẹp nơi đây thêm quyến luyến bước chân người.

Địa chỉ Khu du lịch Núi Sập

Thị trấn Núi Sập,Thoại Sơn,An Giang.

Làng bè Châu Đốc

Làng bè Châu Đốc

Đến ngã ba sông Châu Đốc, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà liên tiếp nhau nổi bồng bềnh trên sông nước. Những ngôi nhà này thực ra là các trại nuôi cá basa và các loài cá khác. Khu vực khúc sông này có đến hàng trăm bè cá như vậy, hình thành nên những làng nổi trù phú, một nét đẹp văn hoá độc đáo, hấp dẫn du khách đến tham quan.

Mỗi chiếc bè như một căn hộ, kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4 – 5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi lại quy tụ đông đúc và dày đặc hơn ở huyện Tân Châu với chiều dài 7 – 8 cây số.

Địa chỉ Làng bè Châu Đốc

Ngã ba sông Châu Đốc, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác…

Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khoảng 10- 12 tuổi, những thiếu nữ người Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sáng tạo đưa thổ cẩm lên thành sản phẩm trang trí nội thất rất đẹp. Nhiều khách sạn lớn ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang… sử dụng thổ cẩm treo ở vị trí trang trọng trên vách phòng lễ tân, nhà hàng, phòng nghỉ cao cấp.

Địa chỉ Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Ấp Phum Xoài, xã Châu Phong,thị xã Tân Châu

Làng người Chăm Châu Giang

Làng người Chăm Châu Giang

Qua phà Châu Giang buổi sớm, gió sông mát rượi thổi vào mặt. Xa xa đã thấy những ngôi thánh đường trầm mặc, uy nghi với những ngọn tháp như chiếc bút chọc lên trời. Đã từ lâu, làng Chăm Châu Giang cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo từ cuộc sống của đồng bào Chăm. Ngược dòng thời gian, vùng đất này đã chứng kiến cuộc “hội ngộ” của người Chăm với vùng đất mới bởi sự xô đẩy của lịch sử. Ông Mouhamach, Giáo cả Thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang, cho biết: “Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng chúng tôi gồm nhiều tộc người: Malaysia, Indonesia và Campuchia. Tuy nhiên, không ai phân biệt gốc tích, mà luôn chung sống thuận hòa mấy trăm năm nay”.

Địa chỉ Làng người Chăm Châu Giang

Ấp Phum Xoài, xã Châu Phong,thị xã Tân Châu

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê còn được gọi là núi Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn, đời vua Minh Mạng vì kỵ húy tên Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên đổi tên là Ba Thê Sơn (núi Ba Thê).

Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực sẽ thấy quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời

Có một con đường nhỏ lát bê tông ngoằn ngoèo, uốn lượn, chạy quanh co lên đỉnh núi, chỉ dài chừng 2km. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Trên đỉnh núi có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người.

Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.

Địa chỉ Núi Ba Thê

Thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang.

Núi Cấm

Núi Cấm

Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Hai bên đường lên núi là rừng cây rậm rạp. Vượt qua đoạn đường lên núi vất vả, đổi lại du khách được thấy một khung cảnh đẹp như tranh: dòng thác đổ từ trên cao xuống các tảng đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước bắn tung tóe, tiếng thác đổ vang vọng trong gió núi, lúc xa lúc gần; những khối thạch nhũ lâu năm ở động Thuỷ Liêm tạo thành những hình thù làm cho người xem tha hồ tưởng tượng, những đám mây bay ngang che khuất ánh mặt trời tạo cảm giác những hình thù vừa thấy như biến mất… Tiếp tục cuộc hành trình du khách tới chùa Phật Lớn. Ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch, chìm đắm bên những gốc bồ đề cổ thụ nhuốm màu thời gian hơn một thế kỷ.

Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc, trắng toát cao gần 34 mét, tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh đắm mình với phong cảnh Núi Cấm.

Địa chỉ Núi Cấm

Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ

Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Địa chỉ Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ

Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Rừng Tràm Trà Sư

Rừng Tràm Trà Sư

Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 – 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
– 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster)
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũKhông chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh, v.v…Vé đi thuyền ở rừng tràm khá rẻ, một người đi thuyền có giá khoảng 70.000 cho 2 tiếng tham quan. Thuyền chạy máy rẽ nước đưa du khách vào sâu trong rừng tràm. Thi thoảng, khi bắt gặp những chú chim dạn dĩ đậu ngay thân cây, khóm hoa súng hay điên điển bên bờ, bạn cũng có thể yêu cầu lái thuyền dừng máy để thưởng thức không gian tĩnh lặng và ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.Chiều càng xuống sâu, không gian càng bát ngát mênh mông. Tại những chiếc lán bên bìa rừng, du khách có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon của vùng sông nước Nam Bộ như cá linh nướng, cá lóc hấp bầu, gà nướng muối ớt, cá lóc rừng cuốn lá sen nướng trui, cua đồng chấm mắm me, bông điên điển bóp giấm… trong một không gian mát rượi gió quê, vừa thả hồn theo tiếng ca vọng cổ ngọt lịm của những cô thôn nữ. Tất cả không gian ở đây, từ âm thanh, ánh nắng đến món ăn miệt vườn dân dã đều có những hương vị rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được.

Địa chỉ Rừng Tràm Trà Sư

Xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

8. Những quán Cafe đẹp tại An Giang

Cafe Bo-Le Fardin An Giang

Cafe Bo-Le Fardin An Giang

Tại trung tâm thành phố Long Xuyên, An Giang, một quán café đẹp rất được người dân địa phương và du khách ưa chuộng là Bo-Le Fardin. Đây là quán café kiểu sân vườn khá rộng và đẹp. Khách sẽ được đón chào bằng 1 xe thồ gỗ mộc mạc đầy hoa trông rất đẹp mắt. Bước vào bên trong quán, nếu khách chọn ngồi ở khu vực gần vỉa hè có thể vừa thưởng thức café và ngắm cảnh hồ Nguyễn Du. Nếu đi sâu vào khu vực bên trong quán, khách có thể ngắm những mảng cỏ xanh mướt, những khóm trúc Nhật xanh tươi và một thác nước nhỏ chảy róc rách, tạo cảm giác thật dễ chịu và thư thái. So với sự rộng lớn của thành phố Long Xuyên, Cà phê Bo-Le Fardin tựa như một góc nhỏ bình yên để dành cho khách sau 1 ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Địa chỉ Cafe Bo-Le Fardin An Giang

8 Bis Lê Lợi, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang.


Cafe Country Coffee An Giang

Cafe Country Coffee An Giang

Quán cafe mới với phong cách như một tòa lâu đài độc đáo. Hứa hẹn sẽ trở thành một trong những quán cafe hot nhất Long Xuyên sắp tới

Địa chỉ Cafe Country Coffee An Giang

Rạch Cái Sơn, Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, An Giang

Nguồn: yong.vn